Cơ cấu chính trong cảng gồm một dãy kho lớn, mang số từ 0 đến 1 xen
kẽ là những nhà lớn, bãi để hàng và nhiều đường ngang dọc, tiện cho việc
tuần tra; cơ động bảo vệ và đối phó khi có tình huống xảy ra. Mặc dù vậy,
địch vẫn không hạn chế hết sơ hở từ hướng đất liền nội thành.
Để thực hiện thành công trận đánh hết sức khó khăn này. Đội biệt động
65 phân công một số trinh sát bám sát mục tiêu Cảng Sài Gòn. Riêng đồng
chí Lâm Sơn Náo (Ba Náo) công nhân làm việc trong cảng có điều kiện
thuận lợi. trực tiếp điều nghiên tàu địch để tìm ra cách đánh thích hợp đạt
hiệu quả cao nhất.
Ba Náo làm ở trong cảng khá lâu nên rất thông thạo địa hình, lại có cha
cũng là công nhân hàng chục năm làm thợ hồ ở cảng nên thuộc lòng các
đường hầm, cống ngầm trong khu vực này, ông chỉ cho Ba Náo đường cống
ngầm từ bờ sông Sài Gòn xuyên tới khu vực tàu Mỹ thường neo đậu.
Một lần giả vở xuống sông tắm, Ba Náo bơi vào kiểm tra đường cống và
thấy đây quả là lối vào cảng rất lý tưởng để thực hiện trận đánh. Có điều,
chuyện vào cống ngầm thật trần ai, phải chịu đựng một lượng dầu thải
khủng khiếp trên mình, nếu không nhắm mắt thật chặt để loại dầu tổng hợp
uế tạp thấm vào, có thể dẫn đến mù mắt. Trước khi lên cảng phải rửa sạch
loại dầu đó nếu không muốn địch tóm ngay tại chỗ. Không phải người trong
cuộc khó có thể hình dung sự phức tạp, gian khổ của các chiến sĩ điều
nghiên và thực hiện tác chiến mục tiêu ở cảng Sài Gòn.
Sau những ngày lặn hụp dưới sông Sài Gòn và trong đường cống, Ba
Náo cùng đội biệt động xác định thủ đoạn đánh tàu: dùng một khối lượng
thuốc nổ có sức công phá lớn để phá hủy tàu và "hàng", kết hợp tiêu diệt
sinh lực địch trên tàu. Mìn cấu trúc theo phương pháp nổ chậm để các chiến
đấu viên có đủ thời gian rút lui an toàn. Người chỉ huy và trực tiếp thực
hiện trận đánh là tổ trưởng Lâm Sơn Náo.