đần độn. Đối vợi họ việc gì cũng dễ dàng, do đó họ lại tưởng rằng đối với người
khác nó cũng phải dễ dàng như thế. Mà phần nhiều những công cuộc tranh
thương lại đặt nền móng trên sự phản ứng của quần chúng mà trình độ trung
bình rất thấp. (Một anh bạn tôi, vốn là họa sĩ vẽ quảng cáo, kể lại rằng trước khi
ông cho đăng báo một tranh quảng cáo hoặc cho in một bích chương do anh
sáng tạo ra, luôn luôn anh hỏi ý kiến của mụ gác cửa nhà, để xem mụ ta có hiểu
qua ý nghĩa của những quảng cáo ấy chăng).
Người thông minh rất có thể phạm những lỗi lầm, hoặc giả họ chủ trương một
cuộc làm ăn mà họ đinh ninh rằng đa số quần chúng sẽ biết tán thưởng, hoặc giả
họ gác bỏ những công cuộc kinh doanh mà họ nghĩ rằng quần chúng sẽ không
quan tâm đến.
Người quá thông minh cũng đâm ra ngở vực. Người hiểu quá nhiều sẽ không tin
tưởng điều gì cả mà đức tin lại rất cần thiết cho người hoạt động. Nếu họ không
tin tưởng những gì ở những gì họ chủ trương thì làm sao họ có thể làm cho
người khác tin tưởng?
Chính đó là bí quyết sự thành công của nhiều nhân vật. Họ biết tạo ra chung
quanh họ một thuần thuyết. Lòng tin mà họ truyền ra, tạo nên một không khí tín
ngưỡng mà dù họ đã bị sụp đổ rồi vẫn còn lắm tín đồ sùng bái.
Một óc phán đoán tốt:
Chính óc phán đoán mới là điều kiện cần thiết để thành công. Trước một bài
toán nêu ra người biết phán đoán tự nhiên sẽ cho giải pháp hay nhất.
Óc phán đoán là cơ sở của “tinh thần ước lượng sự vật” với tinh thần này người
ta có thể chỉ dùng trí mà ước lượng với bao nhiêu đơn vị trong một đại lượng có
thể đo lường. Đó là sự tinh mắt.
Thí dụ khi viếng sơ qua một xưởng may, người tinh mắt rất có thể độ biết, lẽ dĩ
nhiên chỉ phỏng độ: xưởng may ấy chiếm bao nhiêu thước đất, dùng bao nhiêu
nhiên liệu, có bao nhiêu máy móc và số thương vụ hàng năm là bao nhiêu.
Sự tinh mắt ấy giúp cho viên thư ký tòa soạn ngồi trước đống bài vở có thể ước
lượng, biết phải đưa bao nhiêu bài vở cho thợ xếp chữ mới đủ một khuôn báo,
giúp cho nhà buôn chỉ nhìn vào số khách ra vào có thể biết độ món tiền thâu
trong ngày, giúp cho viên đốc công biết liệu phải dùng bao nhiêu kíp thợ là đủ
dùng để hoàn thành một công việc trong một thời hạn nhất định v.v…