nhạc, hội họa, điêu khắc, văn chương, kịch. Thú thích chạy nhanh là do cảm xúc
tính. Thú đánh bạc, thú mạo hiểm cũng do cảm xúc tính mà ra.
Nếu phải kể tất cả những thị hiếu thì rất dài dòng, vả lại, nếu muốn xếp nó thành
loại tùy theo những bẩm chất đã ảnh hưởng đến nó cũng không khó.
Có những thị hiếu bị chi phối bởi nhiều bẩm chất. Thí dụ sưu tầm là do lòng
tham muốn và cảm xúc tính gây ra.
Sở thích muốn có nhà cửa ấm cúng là do lòng nhân (yêu gia đình) do óc hợp
đoàn (phô trương sự xa hoa) do cảm xúc tính (thích những đồ vật đẹp).
Lẽ đương nhiên, giáo dục cũng có thể tạo nên hoặc phát triển những thị hiếu
song ít ra đương nhân phải sẵn có những bẩm chất thiên nhiên tương xứng và ở
một mực độ kha khá.
Những khuynh hướng đều do bẩm chất lòng nhân mà ra. Nó bắt nguồn ở một
hiện cảm thiên nhiên đối với một người, một vật, một chế độ, một công cuộc,
một thực thể, cũng có khi là đối với một người đã quá vãng (thôi tôn sùng
những ký ức).
Cũng như đối với những thị hiếu, cái thiện cảm ấy nảy nở do sự đổi mới, nó
phát triển và sau cùng sẽ được kiên cố. Ở trạng thái sau này khuynh hướng có cả
một đời sống riêng biệt. Nó có thể thay đổi, nảy nở, ổn định hoặc biến mất.
Những khuynh hướng kể ra thì thật nhiều, sau đây là một vài thứ: tình thương,
tình bằng hữu, lòng quý chuộng, tình yêu dưới mọi hình thức, lòng hâm mộ, sự
kính nể, lòng biết ân, lòng ái quốc, lòng mộ đạo, lòng từ thiện, lòng yêu súc vật.
(Danh từ tình cảm là một trong số những danh từ mù mờ không rõ nghĩa mà khi
đề cập về tâm lý học người ta thường dùng đến. Ở đây tưởng cũng nên định
nghĩa nó lại cho minh bạch. Thường khi người ta dùng danh từ tình cảm để ám
chỉ cái mà ở đây chúng tôi gọi là khuynh hướng tức là những trạng thái đặc
biệt. Nhưng chúng tôi đồng ý với Marcel Boll là nên dành danh từ tình cảm để
chỉ về những trạng thái tạm bợ, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi như
sự thèm muốn, sự sợ sệt, sự bằng lòng, sự chán nản).
Một khuynh hướng có thể hành động ngược lại lòng nhân, thí dụ: tính khó
thương, sự hiềm khích, thù oán…
Cần phân biệt rõ những khuynh hướng, những thị hiếu và những hình thức của
tâm tính.
Thị hiếu, khuynh hướng là những áp dụng đặc biệt của các bẩm chất thiên