ý thức chung, không sao hiểu được cái thế giới mà chúng ta cùng thừa
nhận. Quan hệ của chúng ta được xây dựng trên các ý kiến trái chiều,
do đó những kẻ tuyên truyền to mồm hung hãn nhất (và bởi vậy mà
thiếu nhạy cảm nhất) sẽ là người được quyết định. Mớ hỗn độn những ý
kiến đối chọi được thống nhất bởi sức ép tuyên truyền là nguồn kiểm
soát có thể nói tồi tệ nhất cho một nền công nghệ hùng mạnh.
Vì thế, ở cuối thế kỷ 20, chúng ta dường như cần đến bậc kỳ tài
sáng tạo nên thứ tôn giáo mới, một triết lý về sự sống và một thế giới
quan đáng tin cậy và được chấp nhận chung, để từ đó mỗi cá nhân có
thể cảm thấy thế giới nói chung và cuộc đòi của chính anh ta nói riêng
có ý nghĩa. Niềm hy vọng này, như lịch sử đã chứng minh nhiều lần, là
chưa đủ. Các tôn giáo chia rẽ và hay sinh sự. Tôn giáo thực ra là một
hình thức của trò chơi tranh giành ưu thế vì chúng dựa trên sự phân biệt
“kẻ được cứu rỗi” với “kẻ bị nguyền rủa”, tin đồ chân chính với kẻ dị
giáo, người có đạo và kẻ ngoại đạo. Ngay cả những người cấp tiến
trong tôn giáo cũng chơi trò “chúng tôi vị tha hơn các người”. Chưa
hết, là những hệ thống giáo điều, biểu tượng, và tiêu chuẩn hành vi, các
tôn giáo đông cứng lại thành các thiết chế đòi hỏi phải có lòng trung
thành, phải được bảo vệ và giữ “thanh khiết”, và vì mọi đức tin đều là
niềm hy vọng nhiệt thành, là vỏ bọc che đậy sự hồ nghi cũng như bất
ổn - nên các tôn giáo phải đi cải đạo để thu hút đông đảo tín đồ. Càng
có thêm nhiều kẻ đồng tình thì nỗi bất an triền miên của chứng ta về vị
thế của mình càng giảm bớt. Rốt cuộc dẫn đến chỗ người ta nguyện trở
thành một tín đồ Cơ Đốc hay Phật tử, để tiếp nhận những thứ được đưa
đến dưới hình thức tri thức mới. Những tư tưởng mới và khó hiểu được
khôn khéo lồng thêm vào giáo lý truyền thống, dù không thích hợp, để
tín đồ vẫn có thể khẳng định lập hưởng, “Đầu tiên và trước hết tôi là
một môn đồ của Chúa Jesus/ Mohammed/Đức Phật, hay bất cứ vị thánh
nào.” Lời thề kiên tín đối với bất kỳ tôn giáo nào không chỉ là sự tự sát
về mặt trí tuệ mà còn rành rành là phản đức tin vì nó đóng chặt tâm
thức trước bất kỳ cái nhìn mới nào về thế giới. Đức tin, trên hết, là phi
định kiến - là đặt niềm tin vào điều chưa biết.