BIẾT TA ĐÍCH THỰC LÀ AI - Trang 13

Một tín đồ Nhân chứng Jehovah

[4]

nhiệt thành từng cố thuyết phục

tôi rằng nếu Chúa lòng lành thực yêu thương loài người, ngài hẳn sẽ
ban cho họ một cuốn thánh thư xác tín, đáng tin cậy để chỉ dẫn đạo đức
hành vi. Tôi đáp lại rằng không một vị Chúa từ tâm nào lại hủy hoại
đầu óc con người bằng cách khiến họ trở nên chây ì đến độ chỉ biết phụ
thuộc vào một cuốn sách có mọi lời giải đáp, kiểu như Kinh Thánh.
việc sử dụng ngôn từ, và suy ra là sách, đều nhắm tới cái đích ở bên
ngoài chúng, tới thế giới của đòi sống và kinh nghiệm không chỉ giới
hạn ở ngôn từ, hoặc kể cả tư tưởng. Cũng như tiền không phải là tài sản
thực có thể tiêu thụ trực tiếp, sách vở không phải đòi sống. Sùng bái
kinh sách chẳng khác gì ăn tiền giấy.

Do vậy, Cuốn Sách tôi muốn lén trao các con mình có nội dung

hoàn toàn không bị bó buộc. Cuốn Sách sẽ đẩy chứng trượt vào một địa
hạt mới, không thuần túy của tư tưởng, mà của kinh nghiệm và cảm
nhận. Cuốn Sách sẽ tựa như một liều thuốc tạm thời, không phải món
ăn kiêng nhàm chán hằng ngày; một xuất phát điểm để bắt đầu hành
trình, không phải khuôn vàng thước ngọc cho mọi thời điểm. Các con
tôi sẽ đọc một lần rồi thôi, vì nếu sách mạch lạc rõ ràng, chúng sẽ
không phải đọc đi đọc lại để tìm những ý nghĩa ẩn giấu hay lời giải
thích cho những giáo điều mờ mịt.

Chúng ta không cần tôn giáo mới hay kinh thánh mới. Chúng ta

cần một trải nghiệm mới - một cảm nhận mới về việc trở thành “tôi”
nghĩa là gì. Chân tướng cuộc sống (dĩ nhiên, đó là cái nhìn bí mật và
thâm sâu) chỉ ra rằng cảm nhận thông thường của ta về bản ngã chẳng
qua chỉ là ảo tưởng, hay bất quá cũng chỉ là một vai tạm thời mà ta
đang diễn hoặc bị dính mắc vào do sự ngầm chấp thuận của ta, cũng
như người bị thôi miên về cơ bản đều do tự nguyện. Khắt khe nhất
trong mọi điều cấm kỵ từng được biết đến là cấm kỵ ngăn ta biết ta
đích thực là ai hay là gì phía sau chiếc mặt nạ bản ngã dường như tồn
tại riêng biệt, độc lập và lẻ loi. Tôi không cho rằng cái Tự ngã hay Vô
thức ban sơ của Freud

[5]

là chân tướng đứng sau mặt nạ nhân cách.

Freud, như ta sẽ thấy, vốn chịu ảnh hưởng từ trào lưu “giản hóa luận”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.