kiện. Có kẽ hở giữa các ngón tay; có khoảng trống giữa các giác
quan. Trong các khoảng uống này là bóng tối che đi mối liên hệ
giữa các sự vật... Bóng tối ấy là căn nguyên những sợ hãi và lo
lắng vu vơ của ta, nhưng cũng là nơi trú ngụ của thần linh. Chỉ có
các vị thần mới thấy những mối liên hệ, sự liên quan toàn thể của
mọi thứ xảy ra; cái mà giờ đây đến với ta dưới dạng từng miếng
từng mảnh, những “ngẫu nhiên” tồn tại chỉ trong đầu ta, trong tri
giác hạn hẹp của ta
.
Do vậy, con người nhờ trực giác biết chắc rằng cái vô số toàn thể
của các sự vật và hiện tượng là ở “trên” hay “trong” cái gì đó như hình
phản chiếu trên gương, âm thanh trên màng loa, ánh sáng và màu sắc
trong viên kim cương, hay lời và nhạc bài hát trong ca sĩ. Sở dĩ như vậy
là vì bản thân con người là một cơ thể thống nhất, và rằng nếu các sự
vật và hiện tượng mà ở “trên” bất cứ gì thì có nghĩa chúng ở trên hệ
thần kinh của y. Vậy nhưng rõ ràng là có nhiều hệ thần kinh, vậy thì tất
cả mọi hệ thần kinh ở trên cái gì? Trên nhau?
Cái bí ẩn đó được gọi là Thượng đế, Tuyệt đối, Thiên nhiên, Thực
thể, Năng lượng, Không gian, Ête, Tâm, Hiện hữu, Hư vô, Vô hạn - tên
gọi và ý niệm mà tính phổ biến và khả kính dịch chuyển theo làn gió
thời trang trí tuệ, làn gió xem vũ trụ là thông minh hoặc ngu dốt, siêu
người hay dưới người, cụ thể hay mơ hồ. Tất cả chúng có thể bị gạt bỏ
như những tiếng ồn vô nghĩa nếu ý niệm về một Bản thể hay Hiện hữu
nền tảng chẳng qua chỉ là sản phẩm của suy đoán trí tuệ. Nhưng những
tên gọi này thường được dùng để chỉ rõ nội dung của kinh nghiệm sống
động và rất cụ thể trong cảm thụ - một kinh nghiệm “thống nhất” về sự
huyền bí, với những biến thể mà ta bắt gặp trong hầu hết mọi nền văn
hóa ở mọi thời. Kinh nghiệm này là ý thức về bản ngã đã biến đổi mà
tôi đã bàn đến ở chương trước, dù bằng thuật ngữ “tự nhiên chủ nghĩa”,
đã lọc sạch mọi câu úm ba la về tâm, linh hồn, tinh thần, và các từ ngữ
trí tuệ rườm rà khác.