BIẾT TA ĐÍCH THỰC LÀ AI - Trang 133

những đồng minh ngầm - tương quan theo nghĩa là chúng “đi liền” và
không thể tồn tại riêng lẻ. Điều này không phải là sự thẩm thấu đầy ám
khí những khác biệt vào một thể liên tục chất nhão căn bản, mà là sự
thống nhất siêu hình làm nền tảng cho thế giới. Sự thống nhất này
không đơn thuần là cái duy nhất đối lập với cái vô số, vì bản thân hai
thuật ngữ này là cực. Do vậy, tính hợp nhất, hay bất khả phân, của một
và nhiều được nói đến trong triết học Vệ Đà là “bất nhị” (advaita) để
phân biệt nó với cái đồng nhất đơn giản. Đúng, thuật ngữ này có mặt
đối lập của nó, “nhị nguyên”, vì chừng nào mỗi thuật ngữ còn chỉ rõ
một loại, một ngăn trí tuệ riêng, thì mỗi loại đều có một cái bên ngoài
phân cực với cái bên trong của nó. Vì lý do đó, nói rằng ngôn ngữ có
thể vượt lên trên nhị nguyên không khác gì nói bức tranh hay tấm ảnh
trên một mặt phẳng có thể vượt quá không gian hai chiều. Thế nhưng
bằng quy ước phối cảnh, một số đường hai chiều chạy xiên về một
“điểm ảo” được dùng để biểu thị chiều thứ ba là chiều sâu. Cũng theo
một cách tương tự, thuật ngữ nhị nguyên “bất nhị” được dùng để biểu
thị “chiều” trong đó các khác biệt hiển nhiên có sự thống nhất tiềm ẩn.

Thoạt đầu chẳng dễ duy trì cái nhìn tương quan. Upanishad mô tả

nó là con đường lưỡi dao cạo, một hành động thăng bằng trên lưỡi dao
sắc nhất và mảnh nhất. Vì cái nhìn bình thường không thấy được gì “ở
giữa” các nhóm và các mặt đối lập. Sự sống là một chuỗi những lựa
chọn cấp bách đòi hỏi sự cam kết bền vững với cái này hay cái kia. Vật
chất giống cái gì đó cũng như chính bản thân cái đó, còn không gian thì
giống hư vô cũng như chính bản thân hư vô. Chiều chung nào giữa
chúng xem ra cũng không thể hiểu được, trừ phi nó chính là ý thức hay
tâm trí ta, cái này không nghi ngờ gì thuộc về phe vật chất - mãi mãi bị
cái hư vô đe dọa. Thế nhưng, thay đổi góc nhìn chút xíu, chẳng có gì
hiển nhiên bằng sự tương thuộc giữa các mặt đối lập. Nhưng ai có thể
tin điều đó?

Có thể chăng chính tôi, sự tồn tại của tôi, chứa đựng hiện hữu và

hư vô đến nỗi cái chết chỉ là quãng “tắt” trong một dao động bật/tắt hẳn
là vĩnh cửu - vì mọi sự luân phiên trong dao động này (ví dụ, sự vắng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.