đình”, hoặc nghiên cứu các trường sinh vật/môi trường. Không may, xu
hướng này đụng độ với chính trị học kinh viện, vì nó dẫn đến liên kết
quá nhiều ngành khoa học tri thức khác nhau, và không vừa mắt các vị
chăm chăm canh giữ ranh giới giữa các lĩnh vực. Nhưng tình trạng bỏ
qua các phương diện sinh thái học là điểm yếu hết sức trầm trọng của
công nghệ hiện đại, và điều này gắn liền với thái độ chúng ta miễn
cưỡng không muốn coi mình bình quyền cùng các thành viên còn lại
trong cộng đồng toàn thể các loài sinh vật sống.
Con người khao khát thống trị thiên nhiên. Nhưng càng nghiên
cứu sinh thái học, ta dường như càng cảm thấy phi lý khi nói một bộ
phận nào đó của một sinh vật (hay của một trường sinh vật/môi
trường), điều khiển những bộ phận khác. Một lần nọ, tay chân mồm
miệng bảo nhau, “Bọn ta lo đủ hết mọi chuyện, chạy vạy nhặt nhạnh
kiếm ăn rồi phải nhai cho kỹ, thế mà đồ lười dạ dày kia chẳng phải làm
gì. Đã đến lúc hắn cũng phải nhúc nhắc rồi, còn bọn ta sẽ cùng đình
công nhé!” Thế là hàng ngày trời cả bọn không làm lụng gì cả, và
chẳng mấy chốc chúng cảm thấy cứ mỗi lúc một yếu lả đi, cho đến cuối
cùng, tất cả mới nhận ra rằng dạ dày chính là của chúng, và nếu muốn
tiếp tục sống, chúng phải trở lại làm việc. Nhưng ngay cả trong các
sách giáo khoa về sinh lý học, chúng ta cũng nói bộ não, hay hệ thần
kinh, là cơ quan “điều khiển” tim hay bộ máy tiêu hóa. Cách tiếp cận
này thể hiện khuynh hướng đưa những quan kiến chính trị hời hợt vào
khoa học, cứ như thể tim thuộc về não chứ không phải não thuộc về tim
hay dạ dày. Nhưng sẽ là đúng hơn nếu nói, não “tự dưỡng” nhờ dạ dày,
còn dạ dày “nuôi dưỡng” cho mình tại lối vào phía trên của nó một bộ
não để dễ dàng lấy thức ăn hơn.
Ngay khi con người tin rằng các sự vật riêng rẽ chỉ tồn tại trong
tưởng tượng của mình, thì y sẽ thấy rõ rằng những sự vật không tồn tại
thì không thể “thực hiện” hành động. Cái khó là phần lớn ngôn ngữ đều
được xếp đặt sao cho hành động (động từ) phải được sự vật (danh từ)
làm cho chuyển động, và ta quên rằng quy tắc ngữ pháp không nhất
thiết phải là các quy tắc, hay khuôn mẫu của tự nhiên. Thứ chẳng qua