- Vixoa! - Những người lính nói, lấy bi đông múc nước uống, có người
còn rửa bộ mặt bụi bặm trong dòng nước mát - Thế là chúng ta đã uống
nước sông Đông, sông Đnperơ và sông Bugơ, giờ đã lại uống nước sông
Vixoa. Nước Vixoa thật là ngọt.
Chú bọ sừng hít hít hơi mát mẻ của con sông, ngoe nguẩy đôi râu rồi chui
vào túi ngủ thiếp đi.
Bọ sừng tỉnh giấc vì một cái lắc mạnh. Cái túi đung đưa nhảy lên nhảy
xuống. Bọ sừng vội vã bò ra ngoài nhìn chung quanh. Bác Piốt chạy trên
cánh đồng lúa mì, còn những anh chiến sĩ chạy bên cạnh bác, miệng kêu
"xung phong". Trời đã hửng sáng. Sương long lanh trên những chiếc mũ của
anh chiến sĩ.
Bọ sừng lúc đầu cố hết sức bám chặt chân vào túi dết nhưng sau chú biết
rằng có cố mấy cũng chẳng bám nổi, liền giương cánh, buông người ra, bay
bên cạnh bác Piốt và kêu vù vù như động viên bác.
Có một người nào đó mặc quân phục bẩn thỉu màu xanh lá cây, giương
súng trường nhằm bác Piốt, nhưng bọ sừng đã bay thẳng đến, húc vào mắt
hắn. Người đó lảo đảo đánh rơi khẩu súng trường và chạy mất.
Bọ sừng bay theo bác Piốt rồi bám vào vai bác và chỉ bò vào trong túi dết
khi bác Piốt ngã xuống và gọi một người nào đó: "Tai hại chưa! Tớ bị
thương vào chân rồi!" Lúc đó lũ người mặc quân phục bẩn thỉu màu xanh lá
cây đã tháo chạy, vừa chạy vừa ngoái cổ lại và tiếng kêu "xung phong" to
như sấm vẫn bám sát chúng.
Bác Piốt nằm trạm quân y dã chiến một tháng, còn bọ sừng thì được
người ta giao cho một cậu bé người Ba Lan trông coi. Cậu bé ở ngay trong
sân, nơi trạm quân y dã chiến đóng.
Sau khi xuất viện bác Piốt lại ra trận: bác chỉ bị thương nhẹ. Bác đuổi kịp
đơn vị của bác khi đơn vị đã ở trên đất Đức. Từ những trận đánh lớn khói
bốc lên nhiều đến nỗi tưởng chừng cả trái đất bốc cháy và ném ra ngoài
thung lũng những vừng mây đen khổng lồ. Mặt trời nhợt nhạt hẳn đi. Bọ