những hành lang, bất thần lại vang lên tiếng sư tử gầm, tiếng vẹt rên rỉ, tiếng
sơn ca hót và tiếng chuông rung. Đó là diễn viên già chuyên bắt chước các
thứ tiếng bác hầu phòng Juyliêng - tự làm trò chơi cho mình bằng cách tung
hứng những chiếc mũ và đồ dùng của khách trọ.
Trong phòng ăn của khách sạn, ghế nào ghế ấy đều lung lay đến nỗi ngồi
lên chúng quả là nguy hiểm: nhà nghệ sĩ nhào lộn trước kia, bác hầu bàn
Tôtô, dạy những chú bé chạy việc vặt cho khách sạn (không hiểu sao trong
khách sạn lại có nhiều chú bé chạy việc vặt đến như thế) tập đứng một tay
trên lưng những ghế ấy.
Ngoài mấy người Nga chúng tôi ra, trong khách sạn còn một người Hà
Lan to béo đã có tuổi, mặc chiếc váy kẻ ô. Da mặt ông làm cho ông giống
như một đùi lợn Yorshia
màu hồng đục.
Tay Hà Lan nọ không hề sợ những tập tục ở khách sạn. Ngược lại, căn cứ
vào bộ mặt rạng rỡ của ông thì ông lại còn lấy làm thích thú tất cả cái ồn ào,
lộn xộn của rạp xiếc ấy. Mọi thời giờ rỗi ông ngồi lì trong cái hall
xíu chất đầy cỏ anh thảo đỏ và trắng. Ở đó ông chơi bài lá với bà lão điếc dở
làm công việc quét dọn. Khi nào được, ông ta ha hả cười lớn đến nỗi bà lão
phải khiếp đảm làm dấu thánh giá.
Ông nói chuyện với chúng tôi rất thông nhờ cách biểu diễn nét mặt một
cách phóng đại, nhờ điệu bộ và cái tiếng Pháp dở ẹt của ông. Người ta có thể
nghĩ rằng tay Hà Lan rời đất nước sương mù của mình đến Pari chỉ cốt để
đánh bài với bà lão quét dọn khách sạn và chõ mũi vào việc người khác. Với
một sự say mê và quan tâm sôi nổi,ông ta theo dõi cuộc làm quen của chúng
tôi với Pari, khuyên bảo, giải thích, phiền muộn như thể sự thành công trong
chuyến đi của chúng tôi là mục đích đời ông vậy.
Những vật lưu niệm rẻ tiền nhất đại loại như những mẩu giấy gói kẹo
Maxcơva nhớp nháp làm cho ông sướng run. Ông được coi là vô địch khách
sạn về thành tích tìm kiếm đồ lưu niệm. Cả đến anh coi thang máy với biệt
hiệu là Pơti Pierơ - một chú bé hay nhăn nhó làm trò trong chiếc bludông
diện màu xanh với những khuy vàng - cũng không kiếm được nhiều đồ lưu