không trở lại. Họ đã mắc một bệnh, không tài nào chữa khỏi, bệnh "sa mạc".
Đó là bệnh choáng tinh thần, khi cái vắng lặng của sa mạc tác động vào hệ
thần kinh con người với sức mạnh ma túy. Con người cứ đi xa mãi, xa mãi
vào sa mạc như bị mê đi và ít lâu sau họ hoặc phát điên, hoặc chết.
Rồi tôi lật giở hồi lâu cuốn sách nói về những con tàu biển chạy buồm.
Trong cuốn sách có in rất nhiều ảnh những sà lúp chạy buồm, những
baccăngtin
, những tàu buồm, những thuyền nhẹ hai buồm, những tàu
buồm lớn. Những con tàu được chụp lúc chúng đang chạy với những cánh
buồm căng phồng trắng như tuyết và chúng giống như là những bóng hình
của thế giới ngây thơ con trẻ.
Sách ở Pháp rất đắt. Vì thế tôi giở qua cuốn sách nói về các con tàu và đặt
nó vào chỗ cũ. Tôi không đủ tiền mua cuốn sách đó.
Tôi cũng không thể mua cuốn sách ảnh khá cũ in những con tàu biển chạy
hơi nước. Trong cuốn sách có dán những bức ảnh màu vàng như nước cà
phê loãng những chàng khổng lồ đầu tiên vượt đại dương "Titanich"
"Lêviafan" "Ilơ đơ Frăngxơ".
Cách đây không lâu tôi có đọc trong tờ "Uymanitê"
- tôi viết bút ký
này tháng ba năm 1959 - tin con tàu danh tiếng "Ilơ đơ Frăngxơ" đã bị bán
sang Nhật làm sắt vụn.
Khi con tàu ra đi chuyến cuối cùng sang Nagaxaki, cả Lơ Havrơ đã ra
cảng tiễn người cựu binh của biển cả "Ilơ đơ Frăngxơ" đi ra đại dương trong
tiếng còi tiễn biệt của tất cả tàu bè. Hàng chục tàu dắt và hàng trăm thuyền
đã tiễn nó ra tới tận hải đăng nổi. Trên những tờ báo Pari xuất hiện những
đầu đề báo tang "Ilơ đơ Frăngxơ" đi đến chỗ nó sẽ chết. Những thủy thủ già
khóc lóc. Khoảng năm mươi năm về trước con tàu ấy đã là niềm tự hào của
nước Pháp và được người ta coi là điều kỳ diệu trong nghề đóng tàu.
Tôi sợ nỗi bực dọc vì không thể mua được sách sẽ làm hỏng cả những
ngày ngắn ngủi của tôi ở Pari. Vì thế tôi quyết định thôi không dừng lại bên
những hàng bán sách cũ nữa. Nhưng điều đó thực quá sức của tôi.