Ngay ngày hôm đó, Liđia Nicôlaépna trở thành người giúp việc cho anh
ghit
của chúng tôi. Bà biết Pari rất rành và chúng tôi đi đâu hai bà cũng đi
cùng.
Tay ghit chính thức của chúng tôi - một sinh viên đại học Xoócbon, một
thanh niên Nga trong một gia đình lưu vong - có thể nói là vô cùng khoái trá
được sự giúp đỡ của bà Liđia Nicôlaépna.
Hiền lành và dễ mến, anh chàng thanh niên ấy thực lười biếng vô song.
Anh ta mặc áo không khuy và đi dép rách. Những nữ du khách giàu lòng
thương người của chúng tôi vừa đi ô tô buýt vừa mạng lại những chỗ rách ở
khuỷu tay áo vét tông và đơm khuy cho nó.
Vì cái tật lười đặc biệt ấy anh ghit - sinh viên (tên anh là Xêriôgia) coi
việc im lặng và không giải thích gì hết đối với những du khách hay quấy rầy
là tốt hơn cả.
Người ta thường hỏi anh, thí dụ như: "Tượng người đàn bà trẻ tuổi cầm
kiếm ở trên quảng trường kia là tượng ai vậy? Và anh ta liền điềm nhiên trả
lời: "Làm sao mà tôi biết được kia chứ? Người Pháp mắc cái thói kỳ quặc là
dựng tượng bất cứ ai và bất cứ nơi nào".
Nếu có ai đưa ra một giả định rụt rè rằng căn cứ vào mọi dấu hiệu thì đó
là tượng của Gian đ’A
thì anh chàng ghit của chúng tôi đồng ý ngay lập
tức và nói rằng giả định đó rất có thể là đúng.
Thời gian ở Pari về sau của chúng tôi liên quan khăng khít với Liđia
Nicôlaépna, với nụ cười ý tứ nhưng cởi mở của bà, với những bước đi nhanh
kiều diễm của bà, với sự chăm sóc thường xuyên của bà và sự ham thích có
thể nói là mê say trong việc tặng chúng tôi đủ mọi thứ đồ vật nhỏ nhắn và
xinh đẹp nổi tiếng của riêng Pari: từ những chiếc bút chì sặc sỡ đến những
phiên bản hội họa thượng hạng, từ những cuốn sổ tay tí xíu đến một hộp
phấn màu cho các con chúng tôi.
Chúng tôi cùng với bà tới Vecxây và vườn Tuylơri nơi bóng mát của
những cây tiêu huyền mộc già xông lên mùi đinh hương và cỏ úa. Chúng tôi
cùng với bà thăm nghĩa trang Perơ-Lasez và điện Păngtêông mờ tối.