NHỮNG CUỘC GẶP GỠ Ở VEN BIỂN
Tôi làm việc cho tờ báo hàng ngày: ở Ôđetxa, Batum
và Maxcơva.
Những năm đó là những năm làm xúc động cả đến những tâm hồn khô khan
nhất. Những bộ quần áo đồng phục theo nghề nghiệp biến mất và cùng với
chúng, tưởng như cả cái chật hẹp của nghề nghiệp cũng biến nốt. Các thuyền
trưởng đi viết truyện ngắn, các nhà văn đánh cá trong các tập đoàn, còn các
chàng thủy thủ thì lên khuôn các tờ nhật báo.
Nhiều người trước kia không ai biết đến thì nay đã bắt đầu có tên tuổi một
cách chững chạc. Họ từng đàn từng lũ bay quanh các tờ báo cũng như đàn
chim bay quanh các ngọn hải đăng. Họ rất đông nhưng ở đây tôi chỉ chọn hú
họa lấy hai người.
Nhà văn Ulianxki
Những tay xnốp
cũ rích (trong năm 1922 cũng có cả những anh chàng
như thế đấy) nói rằng hoàng hôn ở Batum chẳng có gì khác hoàng hôn ở
vịnh Bănggan bên Ấn Độ, mặc dầu không có ai trong bọn họ đã có lần tới
Ấn Độ. Công việc chính mà "xnốp" thích nhất là buôn lậu xakharin
đeo tất.
Thực vậy, không có hoàng hôn nào lại giống những buổi hoàng hôn trong
suốt và lộng lẫy của Batum, Ấn Độ đã rời đến Batum.
Sau khi đã ngắm chán mắt những buổi hoàng hôn Batum, Ulianxki tìm về
ngủ trong những toa tàu rỗng. Vầng trăng rằm màu vàng đỏ trông như một
quả cam khổng lồ nhô lên bên trên những đường ray.
Ánh trăng lọt qua những khe hở toa tàu, làm Ulianxki không sao chợp mắt
được. Thêm vào đó, biển ồn ào bên cạnh, còn ở ngoài đường cái thì những
chiếc acba
cứ rền rĩ như những ca sĩ đang cố ngân một nốt cao lạc giọng.
Xe acba chuyển động với vận tốc hai cây số một giờ, nhưng tiếng của nó
lại vang xa ba cây số. Ulianxki tính rằng mỗi cái acba rền rĩ ít nhất cũng
phải một tiếng đồng hồ. Đó là một hình phạt khắc nghiệt đối với thần kinh.