những đội quân nô lệ, theo ý Kiplinh, là một nghệ thuật khó khăn, một khoa
học không đơn giản mà các viên tướng và các nguyên lão nghị viên kiêu
ngạo của nước Anh chưa nắm vững. Chỉ riêng vì cái đó Kiplinh mới dám
cho phép mình cười nhạo họ.
Những nguyên lão nghị viên già và những viên tướng không hiểu cái
thằng cha thích chơi trội, cái tên nhà báo sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ, trong
một tỉnh lỵ nhiệt đới hào nhoáng kia, muốn gì.
Họ không hiểu những lời công kích thậm tệ của Kiplinh và họ trắng trợn
gọi ông là "tên dân đen"
càn rỡ. Nhưng những tên đế quốc tân tiến, có học
thức hơn, đã vỗ vai Kiplinh, nghe ông khuyên bảo và trả cho ông mỗi chữ
một silinh.
Cuộc đời của Kiplinh là một trong những thí dụ bi thảm về chuyện thiên
tài có thể tự hủy hoại mình như thế nào.
Tài của ông vô tận, ngôn ngữ của ông chính xác và phong phú, sự bịa đặt
của ông rất gần với sự thực, tất cả những hiểu biết rộng rãi lạ thường rút ra
từ cuộc đời thực luôn luôn lấp lánh trên những trang sách của ông.
Tất cả những đặc tính ấy đã làm cho ông trở thành thiên tài của chung
nhân loại. Nhưng Kiplinh đã từ chối điều đó. Ông nhét tài năng của ông vào
trong bao gươm chật hẹp của tên lính, ông không muốn thuộc về nhân loại
mà thích trở thành người ca ngợi chủ nghĩa đế quốc Anh. Vì thế mà bất cứ
nhà văn nào, dù tài năng có kém hẳn Kiplinh, cứ nói ví thử như Herbớt
Uenx
, đối với chúng ta cũng còn thân thiết hơn là cái anh chàng Kiplinh
hào nhoáng và thượng võ kia. Những truyện ngắn của ông vang vang như
tiếng kêu trơ tráo của chiếc kèn đồng trước cuộc tấn công của kỵ binh vào
đám nô lệ đói khổ tay không vũ khí.
Nhưng liệu tên đế quốc Kiplinh (tên của ông đứng ngang hàng cùng với
những tên đế quốc khác như Xêxin Rôđx, Kitsener Tsembeclen và đại tá
Lâurenx) có chân thành như thế đến cùng không?
Tất nhiên không. Thỉnh thoảng ông đã lỡ lời. Ông mang trong người rất
nhiều đề tài bị cấm đối với chính ông. Là một người có tài năng lớn, ông