Đúng vào mùa thu năm ấy Lêvitan vẽ bức: "Một ngày thu ở Xôkônniki".
Đó là bức tranh đầu tiên của chàng, trong đó mùa thu xám và vàng, buồn
như cuộc sống nước Nga thời bấy giờ, như cuộc sống của bản thân Lêvitan,
thở hơi ấm nhẹ nhàng từ nền vải làm người xem đau nhói nơi tim.
Trên con đường nhỏ trong công viên Xôkônniki một thiếu phụ trẻ mặc đồ
đen đi trên những đám lá rụng - thiếu phụ mà giọng hát của nàng Lêvitan
không thể nào quên. "giọng em đối với anh vừa âu yếm vừa uể oải..." Nàng
đi một mình giữa rừng thu, và cái cô độc ấy vây lấy nàng bằng một cảm xúc
buồn rầu và tư lự.
"Một ngày thu ở Xôkônniki" là bức phong cảnh duy nhất của Lêvitan
trong đó có con người mà cũng lại là do Nikôlai Tsêkhôp vẽ thêm vào.
Sau đó, trong tranh của Lêvitan không bao giờ có người nữa. Người đã
được thay thế bằng những khu rừng, những đồng cỏ, những dòng nước lũ
mù sương và những túp lều nghèo đói của nước Nga, những túp lều câm
lặng và cô độc như con người câm lặng và cô độc thời bấy giờ.
Những năm học ở trường chuyên nghiệp hội họa và điêu khắc đã hết:
Lêvitan vẽ bức cuối cùng, bức tranh lấy bằng tốt nghiệp: một ngày có mây,
cánh đồng, những lượm lúa mì bó chặt.
Xavraxốp liếc qua bức tranh và lấy phấn viết vào mặt trái: "Huy chương
bạc lớn".
Các thày giáo ở trường vẫn gờm Xavraxốp. Lúc nào cũng say rượu, hay
sinh sự, ông đối xử với học trò như những người ngang hàng, còn mỗi khi
rượu vào là lại xổ toẹt tất cả, la hét ầm ầm về sự bất tài của các họa sĩ được
mọi người công nhận và đòi trên nền vải phải có không khí, có khoảng rộng
bao la.
Các thày giáo trút mọi ác cảm đối với Xavraxốp lên đầu học trò yêu của
ông ta là Lêvitan. Ngoài ra, thằng bé Do- thái tài năng nọ còn làm một thày
giáo khác bực bội. Theo ý họ, người Do- thái không được đụng đến phong
cảnh Nga - đó là việc của những họa sĩ gốc Nga. Bức tranh của Lêvitan bị