dấu hiệu của sự ngông ngược trong việc sử dụng màu sắc. Đặc tính đó cần
thiết đối với tất cả những ai tìm tòi cách thể hiện ý nghĩ và hình tượng của
mình. Nhà văn nhất thiết phải can đảm trong việc sử dụng từ và vốn quan sát
của mình, nhà điêu khắc đối với đất sét và cẩm thạch, họa sĩ - đối với màu
sắc và đường nét.
Cái quý nhất mà Lêvitan tìm thấy ở miền Nam là những màu trong sạch.
Thời gian ở Krưm đối với ông giống như một buổi sáng bất tận, khi không
khí lắng xuống sau một đêm, giống như nước trong những hồ khổng lồ ở các
thung lũng trên núi, trong sạch đến nỗi từ xa ta có thể trông thấy những giọt
sương rơi từ những chiếc lá và xa ngoài chục dặm trắng lên màu bọt sóng đi
vào những bờ biển đầy đá.
Những khoảng rộng mênh mông của không khí trải dài trên đất đai
phương Nam làm cho màu sắc trở nên phân minh và nổi bật hẳn lên.
Ở miền Nam Lêvitan cảm thấy một điều hết sức rõ rệt rằng chỉ có ánh ắng
mới là kẻ ngự trị trên mọi màu sắc. Sức mạnh vĩ đại của hội họa ở trong ánh
nắng mặt trời và tất cả các màu xám của thiên nhiên Nga sở dĩ đẹp chỉ là do
nó cũng là cái ánh sáng mặt trời ấy, nhưng là cái ánh sáng đã dịu bớt khi đi
qua những tầng khí ẩm ướt và những màng mây mỏng.
Ánh nắng và màu đen không thể nào hòa hợp với nhau. Màu đen không
phải là màu mà là xác chết của màu. Lêvitan hiểu ra điều đó và sau chuyến
đi Krưm ông quyết định gạt bỏ khỏi tranh mình những sắc tối. Nói cho đúng
không phải là bao giờ ông cũng thực hiện được việc đó.
Cuộc đấu tranh dai dẳng nhiều năm giành ánh sáng bắt đầu là thế.
Vào khoảng thời gian đó ở Pháp họa sĩ Van- Gốc
nghiên cứu việc
truyền đạt trên nền vải ngọn lửa của mặt trời, ngọn lửa biến những vườn nho
ở Aren thành ra vàng thắm. Cũng vào khoảng thời gian tương đương, Mônê
đã nghiên cứu ánh sáng mặt trời trên những bức tường nhà thờ Rem.
Ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy màn sương mù mỏng manh của áng sáng
làm cho trọng lượng nặng nề của nhà thờ trở thành nhẹ bỗng. Tưởng như
nhà thờ nọ không xây bằng đá, mà bằng những khối không khí khác nhau và