BÌNH MINH MƯA - Trang 267

đó đều khá và Điakônôv quyết định đưa đứa con còn bé bỏng vào học ở
Viện hàn lâm Mỹ thuật.

Mặc dầu Kiprenxki là con Điakônov, nhưng trên giấy tờ chính thức bố đẻ

lại là Svanbe. Ngay sau khi chú bé ra đời Điakônov đã ra lệnh cho Svanbe
nhận làm con nuôi và khai sinh lấy họ là Kaporxki - tên thị trấn Kopore gần
Orenienbaum - nơi chú bé sinh ra. Kiprenxki sống dưới cái họ ấy cho tới khi
vào Viện hàn lâm Mỹ thuật.

Ở Viện hàn lâm người ta đổi họ cho chú là Kiprenxki. Hồi ấy những trẻ

em ra đời không hợp pháp, muốn đổi họ bao nhiêu lần cũng là thường thôi.

Cả tuổi thơ, tuổi thanh xuân của Kiprenxki trôi qua trong Viện hàn lâm.

Những câu chuyện của "các con gấu biển" về các trận bão, những khu

vườn thượng uyển và những bức tranh trong bóng tối đã in sâu vào trí nhớ
Kiprenxki suốt đời.

Có thể ông đã phải mang ơn các lão thủy thủ về tình yêu đối với các trận

bão, các cơn dông, và những lúc động trời mà ông thường thể hiện hết sức
mãnh liệt.

Đó là thời kỳ nổ ra cuộc Cách mạng Pháp, khi ngọn gió của chủ nghĩa

lãng mạn ào ào thổi qua khắp châu Âu. Các nhà thơ mặt nhợt nhạt trong ánh
chớp nguồn, trong bão táp và sấm rền, hát những bài ca đầy cảm hứng về vẻ
đẹp của tình hữu nghị, về những hành động cao thượng, về Tự do và lòng
dũng cảm.

Những tên lính của Napôlêông mang tới tận những xóm làng hẻo lánh

vinh quang của các chiến thắng, những đạo luật cách mạng, tiếng cờ bay loạt
xoạt. Sự lo âu đã làm cho các trí tuệ thoát khỏi sự trì trệ và điệu bộ kiểu cách
của thế kỷ 18.

Trong thời gian học tập ở Viện hàn lâm Kiprenxki đã bị chủ nghĩa lãng

mạn chinh phục. Ông tìm kiếm nó ở khắp mọi nơi. Sau những giờ mệt nhọc
ngồi vẽ ở lớp hình ảnh thần Dớt

(3)

Aphrôđita

(4)

, Kiprenxki đi ra bờ sông

Nêva. Ông đi lang thang và đọc những câu thơ của một nhà thơ không quen
biết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.