đau ốm vì bệnh sốt Rôma và thỉnh thoảng lại có người chết vì thổ huyết khí
hậu Rôma rất độc hại với người miền Bắc.
Chỉ có hai người Nga làm Kiprenxki để ý. Đó là Brulốp và Tamarinxki rụt
rè bị bệnh thổ huyết.
Ông không thân được với Brulốp. Ông ta thường im lặng đến khó chịu
trong khi xem những bức tranh mới nhất của Kiprenxki ở Italia, Kiprenxki
hay nghi hoặc xem đó là do sự ghen tỵ Tamarinxki cũng im lặng, nhưng
trong ánh mắt không có vẻ chê bai. Thậm chí ở Rôma lúc nào ông cũng
quàng khăn len lên chiếc cổ khẳng khiu và luôn than phiền vì hơi đêm ẩm
ướt buổi tối gió đưa mùi đầm lầy từ Kampani tới.
Tamarinxki là con một thầy dòng. Bố ông đã ngã gục vì kiệt sức khi đọc
kinh phúc âm tại buổi thánh lễ trước mặt hoàng đế Paven. Bạn bè cho vì thế
mà sức khỏe của Tamarinxki yếu kém. Vì Tamarinxki ra đời sau sự việc này
một năm.
Tamarinxki quen với Torvanxen, nhà điêu khắc trứ danh người Đan Mạch,
người đua tranh với Kanôva đang sống ở Rôma thời đó. Torvanxen vừa hoàn
thành bức tượng bán thân huân tước Bairơn. Cả Rôma còn đang bàn tán về
chuyến viếng thăm thành phố của Nhà thơ người Anh này.
Kiprenxki còn giữ trong lòng mình từ ngày còn ở Pêterburg kỷ niệm về
Bairơn. Ông chua chát oán trách số mệnh đã đưa ông đến Rôma khi Bairơn
đã rời khỏi đây. Thậm chí ông còn ghen tị cả với những tên hầu trong các
quán nước đã được nhìn thấy người Anh tuyệt vời này.
Kiprenxki rủ Tamarinxki cùng đến Torvanxen xem bức tượng Bairơn và
nói chuyện về nhà thơ.
Hồi đó Kiprenxki đang vẽ những bức tranh phóng dụ theo "Ngôi mộ
Anakrêôn" và "cô gái digan cầm cành hương đào". Ông vẽ một cách mềm
mại, cố gắng dùng những mẫu dễ ưa và cách bôi màu mịn màng để gây ra sự
thán phục của công chúng Italia.
Những bức tranh được khen ngợi, đặc biệt là "Ngôi mộ Anakrêôn". Nhà
thơ Italia Gôti, thậm chí còn ca ngợi bằng những câu thơ khá nặng nề.