BÌNH MINH MƯA - Trang 294

- Đủ rồi, Orext, - Puskin trả lời và bỗng nhiên kêu lên bằng một giọng

kim mà các cô gái Phần Lan bán hoa quả thường rao:

- Ai mua nham lê! Ai mua nham lê! Quả ngon đây!

Kiprenxki bật cười và dễ dàng hạ ngọn bút trên mặt vải.

Năm 1827 Kiprenxki đi Rôma. Ông những tưởng ở Rôma vinh quang xưa

sẽ trở lại. Nhưng cuộc đời đã gần kết thúc và tài năng đã đứt đoạn một cách
tàn tệ.

Ở Rôma Kiprenxki buồn chán. Ông mong chờ các sự kiện, những đổi

thay. Mariutsa đã lớn trở thành một cô gái thon thả đáng yêu. Kiprenxki đã
yêu cô, nhưng tự giấu điều đó với mình, với Mariutsa và số bạn bè ít ỏi của
mình.

Vì buồn bực và vì nỗi lo âu khó tả ông bắt đầu uống rượu. Ông không biết

ở đời còn phải làm gì nữa. Công việc làm ông chóng mệt, mà không làm thì
thiếu tiền. Và Kiprenxki làm việc cũng như hàng trăm họa sĩ thủ công, sao
lại những bức vẽ của Rafaen. Koređgiô, Mikêlangiêlô cho những người
ngoại quốc giàu có. Ông thường vẽ theo yêu cầu chân dung của những
người ông thấy dửng dưng và ngáp vặt vì buồn chán.

Rôma vẫn như xưa dù họa sĩ đang chết mòn. "Vẫn những làn gió ấm ấy

xào xạc trong các vòm cây, vẫn mùi hoa hồng ấy, và tất cả cái đó - là cái
chết?" Những buổi hoàng hôn vẫn rực lên hùng vĩ như trước đây họa sĩ đã
từng nhìn ngắm từ trên đồi Pintsiô. Gôgôn đã từng yêu cái ánh sáng dữ dội
và bóng tối của cái buổi chiều ở Rôma. Ông đã từng đứng xem hoàng hôn
cùng với các họa sĩ và bực dọc khi có người gọi ông:

- Đừng quấy rầy tôi, - ông kêu lên. Ít ra cũng nên để cho con người trở

nên tốt đẹp hơn trong một khoảnh khắc giữa cuộc đời chẳng lấy gì làm âu
yếm này.

Những sàn đá trong các quán ăn Italia vẫn bốc lên mùi rêu và mùi rượu,

nơi chiều chiều Kiprenxki gặp gỡ với người bạn mới của mình, nhà khắc gỗ
Iorđan. Iorđan mến Kiprenxki và gọi ông là "một tấm lòng cô vùng hiền
hậu."

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.