Quyết Minh còn muốn đến Mạc Hà để ngắm cực quang, nhưng Mông
Phong vẫn bị ám ảnh với nơi đó, sống chết không chịu đi, sợ là từ đống đổ
nát lại chui ra một Andrey nữa tóm lấy anh.
Tháng 6 giữa hạ, chúng tôi đi tới Vĩnh Vọng Trấn.
Tấm biển gỗ của Vĩnh Vọng Trấn vẫn còn đó, rất nhiều thứ đồ chơi khác
cũng vẫn còn, bầy gà con theo mẹ đi mổ rau, tìm giun, đàn lợn thì đã chạy
mất.
Cả vườn hoa rực rỡ um tùm, Quyết Minh nói, một năm trước Văn Đệ đã
chôn ở đây một tấm gỗ tỏ tình, đáng tiếc là Tạ Phong Hoa chưa kịp đào lên
thì mọi người đã phải đi rồi.
Chúng tôi ở lại đây vài ngày, đại sảnh vẫn y nguyên như lúc mọi người
rời đi.
Hộp cơm của Quyết Minh vẫn còn trên quầy, bên trong có một tổ chim
nhỏ.
Tháng 7, đi đến trường tiểu học Hy Vọng.
Ngôi trường này đến biển tên cũng chưa được treo lên, bên ngoài chỗ
nào cũng là lưới sắt. Hôm chúng tôi trở về đó trời mưa to, xối cho mặt đất
toàn là bùn vàng.
Thây ma quên thả ra hôm ấy đã tự mình chạy mất, cánh cửa bị sập
xuống, bên cạnh có cắm một lá cờ màu xanh của bên quân đội: Xung quanh
an toàn.
Chúng tôi đi một vòng quanh đó, lái xe lên núi lượn cả buổi chiều, hầm
tránh máy bay đã bị nổ sập, căn nhà tư liệu của Quyết Minh cũng không
còn nữa.
Tháng 9, quay lại nhà máy hóa chất.
Mưa như trút nước, nhà máy vẫn giữ vẻ bề ngoài sập mất một nửa,
nhưng dây leo và cây bụi đã mọc đầy. Sân giữa mọc đầy cỏ dại, xung quanh
gần như bị thường xuân phủ kín. Giống như một ngôi nhà tự nhiên màu
xanh.