Không phải “chúng ta nên” hay “ có lẽ chúng ta nên” mà chỉ là câu phát
biểu thẳng thừng, phẳng lì, không úp mở, quanh co. Johnny gắt gỏng. Đây
chính là loại dàn nhạc thường hòa âm cho anh trong những bài hit thành
công nhất, đúng là loại âm thanh mà người ta vẫn khao khát.
Milner đứng yên tại chỗ, không một dấu hiệu biểu cảm nào, chỉ cố miễn
cưỡng “ hấp thụ” tràng dài chỉ trích của Johnny.
Cuối cùng, Milner trao cho Phil một mẩu giấy. Trên đó ghi danh sách
những người được mời về nhà nghỉ ngơi, ngồi chơi xơi nước vối. Phil
nhướng cao một hàng lông mày, rồi lấy một ngón tay chỉ vào mình. Milner
bảo rằng anh không quan tâm ai sẽ làm chuyện đó.
“Chết tiệt!,” Johnny thở ra. “ Cứ làm điều gì anh thấy cần làm”. Chàng
ta thả phịch người xuống chiếc ghế nệm bọc da.
Milner là người tống tiễn đám “thặng số biệt phái”. Johnny ngồi nhìn
lướt qua danh sách những bài hát chàng đã chọn, so sánh những bài “hot”
mà Neils đã sáng tác với những bài Milner sáng tác. Những bài của Milner
được viết ra nhanh, điểm xuyết bởi những ghi chú chi chít, nhếch nhác,
luộm thuộm. Về chuyện này không có cái gì giống như ngày xưa.
Lát sau, Johnny trở lại đứng sau micro, nhìn trừng trừng vào mấy bản
nhạc trên giá để nhạc.trước mặt mình. Lần này là một bản do Milner soạn
tổng phổ. Một bài ca bất hủ của huyền thoại Nat “King” Cole lừng lẫy thời
xưa mà trước đây anh cũng từng ghi âm thành công. Johnny vừa muốn giết
anh chàng Milner này vừa muốn ôm siết anh ta. Có lẽ anh muốn chứng
minh rằng anh ta sai. Nhưng anh thầm cầu nguyện là anh ta đúng.
Những người từng thấy Johnny Fontane hát nơi các câu lạc bộ, hay ngay
cả những ai từng thấy anh thu âm mười năm trước đây, có lẽ sẽ khó nhận ra
con người đang cuộn mình lại, có vẻ ủ ê, hơi thở đều, đang đứng sau micro