đua lắm. Bố còn giữ được những kỉ niệm tuyệt vời về nó đấy.”
Một sự im lặng đầy hoài nghi ập xuống. Mẹ và bà ngoại nhìn nhau. Đó là
giọng nói của ông ngoại, như thể ông đang khen ngợi bố vì đã xin thôi việc:
“Anh đã đúng, anh bạn. Xe ô tô không phải dành cho anh, lẽ ra bố phải
nhận ra điều ấy sớm hơn, đừng có nhượng bộ con gái bố, bố thấy rất vui vì
anh đã tìm được một công việc phù hợp với mình, anh có vẻ rất ổn đấy.
Chà, Maisons-Laffitte, bao nhiêu là kỉ niệm đẹp. Những cuộc đua, không
gian rộng lớn, khu công viên tuyệt diệu, tòa lâu đài! Bố cũng vậy, bố đã mơ
về thời trẻ, bố đã không mở lòng vì tính rụt rè, mà cũng cả vì thận trọng
nữa, để nói với tất cả mọi người rằng đôi khi, vợ của bố làm phiền bố…”
– Tóm lại, - ông ngoại nói, - liệu chúng ta ghé đó vào ngày mai có được
không nhỉ?
– Rất vui lòng ạ. - Bố đáp.
Bà ngoại sắp sửa xen vào thì chiếc điện thoại di động của Cédric đổ
chuông trong túi của anh ấy. Ở bảo tàng, điện thoại di động bị cấm trong
các bữa ăn.
Cédric giơ tay lên như thể đầu hàng.
– Ngàn lần xin lỗi, cháu đã quên mất.
Anh rút chiếc điện thoại mới của bố tặng, giống như của chúng tôi, anh
nhìn màn hình, tôi thấy sợ, tôi không lúc nào không cảm thấy sợ hãi kể từ
khi anh vào phòng với cặp kính trượt tuyết. Anh nín thở, rồi tắt nó đi như
muốn giết chết kẻ đó, hoặc có thể là tự sát, và anh đặt nó cạnh đĩa đồ ăn của
mình.
– Cái máy này là cái quái nào thế? - Mẹ sửng sốt hỏi. - Mẹ hiểu tại sao
mẹ không thể liên lạc được với con rồi! Con đã làm gì với chiếc iPhone của
con?
– Trong nhà xí.
Bà ngoại giật nẩy mình vì từ “nhà xí”. Mẹ nổi giận.
– Đủ rồi đấy, Cédric! Thôi cái trò của con đi. Và con tháo cái kính kỳ
cục kia ra. Con muốn người ta nói chuyện thế nào nếu không nhìn được