Chiến dịch càng tiến triển thì lực lượng đôi bên càng thêm cân bằng, và
hình thái chiến đấu diễn biến lúc này là những mũi đột kích chính diện của
ta vừa thu được ít kết quả, vừa bị thiệt hại nhiều. Lúc mới bắt đầu, tổng quân
số của cụm tập đoàn quân “bắc”; có hơn 700.000 người, còn chúng ta thì có
hơn 1 triệu quân một chút. Muốn chiến thắng nhanh chóng mà lại trong
những điều kiện thiên nhiên phức tạp và tình trạng thiếu thốn đạn dược như
vậy, số quân ấy của ta chưa đủ.
Bộ đội xô-viết thực ra chỉ tiến công quân địch trên những đường tiếp cận
ở phía Nam và Đông – Nam miền Pri-ban-tích, thì làm sao tạo ra được điều
kiện kết thúc các chiến dịch. Ở gần Lê-nin-grát, trước tháng Giêng 1944, ta
đã buộc phải tự hạn chế ở những hoạt động có ý nghĩa tại chỗ và gần như
phải dồn hết mọi chú ý vào việc phá vây cho thành phố.
Nhưng, tất cả những sự kiện ấy tuyệt không có nghĩa là các chiến dịch ở
miền Pri-ban-tích trong thu-đông năm 1943/1944 không có tác dụng gì. Ở
đây, bộ đội của chúng ta đã gây cho địch những thiệt hại nặng, kiềm chế
những lực lượng lớn của chúng ở miền Pri-ban-tích, làm cho bộ chỉ huy
phát-xít Đức đoán lạc hướng đột kích chủ yếu của ta. Rốt cuộc, những chiến
dịch đó hẳn đã tạo điều kiện dễ dàng cho chúng ta giành được thằng lợi rất
quan trọng ở gần Lê-nin-grát.
Theo dõi xem kế hoạch hoạt động lúc bấy giờ của chúng ta ở miền Pri-
ban-tích được hình thành như thế nào và cuối cùng đã được xác định dứt
khoát ra sao, quả thật là thú vị.
Trong thời gian này, ngoài các phương diện quân Lê-nin-grát và Vôn-
khốp ra, còn có phương diện quân Tây – Bắc và phương diện quân Ca-li-nin
đang hoạt động trên những cửa ngõ xa của miền Pri-ban-tích. Phương diện
quân Tây cũng cần phải tiến đến biên giới Lát-vi-a và Lít-va.
Mùa thu năm 1943, Bộ tổng tham mưu sẽ cân nhắc khả năng dùng không
lực lượng của phương diện quân Tây – Bắc, đột kích chủ yếu từ khu vực
Xta-rai-a Rút-xa thẳng về phía Tây. Nhưng rốt cuộc nhận thấy rõ là phương
diện quân Tây – Bắc không đủ sức, địa hình phức tạp và phòng ngự của địch