chống phá mọi ý định của ta, những ý định nhằm phá vỡ phòng ngự của
chúng.
Ngày 7 tháng Mười 1943, sau hai tuần lễ chiến đấu ác liệt, bộ đội chúng
ta cuối cùng đã chiếm được Nê-ven, một điểm tựa lớn và đầu mối giao thông
quan trọng có tính chất chiến dịch của địch. Chúng mất con đường sắt duy
nhất chạy dọc ngay bên cạnh chiến tuyến. Nhưng Nê-ven còn có ý nghĩa
quan trọng hơn nữa, vì đó là nơi tiếp giáp giữa hai Cụm tập đoàn quân “bắc”
và “trung tâm” của địch. Mất Nê-ven, sự hiệp đồng giữa hai cụm chiến dịch
sẽ gặp khó khăn và trong trường hợp chúng ta tiếp tục phát triển đột kích về
phía Tây, quân địch ở miền Pri-ban-tích có thể bị cắt hẳn ra khỏi đơn vị kề
sát bên phải chúng. Tất nhiên, bộ chỉ huy quân Đức ra sức tìm mọi cách
ngăn cản làm cho thắng lợi ở Nê-ven của chúng ta không thể biến thành
thắng lợi lớn được.
Cuộc chiến đấu ác liệt lại mở rộng ra cả khu vực Gô-rô-đốc. Chiếm được
Gô-rô-đốc, trước mắt chúng ta sẽ mở ra khả năng vu hồi từ phía Bắc vào Vi-
tép-xcơ và toàn bộ sườn trái của Cụm tập đoàn quân “trung tâm”.
Quân địch cũng nghiên cứu rất kỹ tất cả những chi tiết ấy. Chúng đã điều
những lực lượng không quân bổ sung tới đây chi viện cho lục quân của
chúng. Trên không phận Nê-ven và Gô-rô-đốc, xuất hiện những binh đoàn
máy bay ném bom và máy bay tiêm kích mới.
Về phía chúng ta, cũng đã có một số biện pháp bổ sung. Vào giữa tháng
Mười, trên hướng I-đri-txa, ta đã đưa cơ quan chỉ huy và các đơn vị bộ đội
thuộc phương diện quân Bri-an-xcơ trước đây cũng như các đội dự bị của
Đại bản doanh và các đơn vị lân cận tới vùng này để thành lập một phương
diện quân mới, lấy tên là phương diện quân Pri-ban-tích.
Được bổ nhiệm làm tư lệnh phương diện quân mới này là đại tướng M.
M. Pô-pốp, người trước đó không lâu đã tiến hành thật tuyệt diệu một chiến
dịch đưa bộ đội ta vượt qua dải của đơn vị bạn, tiến vào sau lưng cánh quân
Bri-an-xcơ của địch. Kết quả là toàn bộ những khu rừng vùng Bri-an-xcơ và
cả thành phò Bri-an-xcơ cùng với đầu mối đường sắt lớn đã được giải phóng
nhanh chóng.