cục trưởng Cục tác chiến, toàn bộ tình huống đã được chuẩn xác đến những
chi tiết nhỏ nhất.
Ngày 6 tháng Mười một, cũng như thường lệ, Mát-xcơ-va vẫn tổ chức
cuộc mít-tinh trọng thể của nhân dân lao động. Chỉ có điều là không làm ở
Nhà hát lớn, mà tổ chức trên sân ga xe điện ngầm “Mai-a-cốp-xcai-a”. Sáng
7 tháng Mười một, vẫn cử hành cuộc duyệt binh truyền thống trên Quảng
trường Đỏ. Cuộc duyệt binh này được chuẩn bị hết sức bí mật. Ngay những
người tham gia duyệt binh cũng không được biết trước là họ tập dượt để làm
gì. Có nhiều ý kiến phỏng đoán khác nhau, nhưng phần lớn đều cho rằng
làm như vậy tức là “các phân đội đang được gắn lại với nhau” trước khi ra
tiền tuyến.
Chỉ huy cuộc duyệt binh này là tướng P. A. Ác-tê-mi-ép, lúc ấy đang giữ
chức tư lệnh bộ đội quân khu Mát-xcơ-va và chỉ huy vùng phòng ngự Mát-
xcơ-va. Chỉ huy dàn nhạc là chủ nhiệm quân nhu V. A. A-gáp-kin, trưởng
đội quân nhạc của sư đoàn mang tên Đdéc-gin-xki, tác giả bài hành khúc nổi
tiếng “Từ biệt cô gái Xla-vơ) từ năm 1912 đã làm rung động lòng người.
Sáng hôm đó, bài hành khúc ấy cũng vang lên trên Quảng trường Đỏ.
Tại lễ duyệt binh có một không hai trong lịch sử này, đồng chí Tổng tư
lệnh tối cao đã căn dặn bộ đội như sau:
“Toàn thế giới đang coi các đồng chí là lực lượng có khả năng tiêu diệt
bọn giặc Đức xâm lược. Nhân dân các nước bị nô dịch ở châu Âu sống dưới
ách thống trị của quân Đức xâm lược, đang coi các đồng chí là những người
giải phóng cho họ. Các đồng chí được giao phó một sứ mệnh vĩ đại, sứ
mệnh giải phóng. Các đồng chí hãy tỏ ra xứng đáng với sứ mệnh ấy!”
Diễn văn của Xta-lin được kết thúc bằng câu chúc:
“Trong cuộc chiến tranh này, mong các đồng chí hãy noi theo tấm gương
dũng cảm của cha ông vĩ đại của chúng ta, như A-lếch-xan-đrơ Nép-xki,
Đơ-mi-tơ-ri Đôn-xcôi, Cu-dơ-ma Mi-nhin, Đơ-mi-tơ-ri Pô-gia-rơ-xki, A-
lếch-xan-đrơ Xu-vô-rốp, Mi-khai-in Cu-tu-dốp! Mong các đồng chí hãy xiết
chặt đội ngũ dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Lê-nin vĩ đại!”