BÀI 41
Mặt khác,
khi phải tự đóng vai độc ác…
Thì phải là người cực kỳ độc ác.
Một số nhà quản lý lại phù hợp với vai độc ác. Những người bóc lột sức nô lệ điển hình như
Harold Geneen, Lyndon Johnson, General George Patton và Vince Lombardi (“Anh ta cư xử với
chúng tôi như nhau, như với loài chó vậy!”) đều quá huênh hoang để quan tâm đến hình ảnh
của mình trước công chúng.
Càng lớn mạnh và càng khát khao thành công thì càng không thể thiếu được thành phần quân
phiệt trong ban quản trị. Tính cách này thường nằm ở người nắm giữ vị trí giám đốc kinh
doanh hay điều hành sản xuất, chứ hiếm khi ở chính Giám đốc điều hành. Nếu rơi vào tình
huống này, người giám đốc điều hành chắc chắn bị mất đi một số lợi thế trước báo chí, cộng
đồng, nhân viên, nhưng quan trọng nhất là với đối tác.
Khi quyết định đóng vai độc ác trong tổ chức, lời khuyên cho bạn là nên đưa những điểm mạnh
này lên trước:
· Thông minh vượt bậc và có khả năng đặt những câu hỏi hóc búa vào bất cứ lúc nào, từ 9 giờ
sáng cho tới khi ra về.
· Công bằng (có thể hiểu là khả năng tấn công từ cả bên trái và bên phải).
· Liên tục làm việc với cường độ cực cao.
· Luôn có vệ sĩ bên mình (tàn nhẫn).
· Có khả năng tuôn ra hàng loạt những lời chỉ trích.
Nói cách khác, bạn cần có tư duy của một sĩ quan quân sự kỷ luật cao. Quân nhân của bạn
không yêu mến bạn, nhưng sẽ luôn nể phục bạn chừng nào bạn còn chứng tỏ cho họ thấy mình
cứng rắn hơn họ, sẵn sàng dồn ép bản thân mình hơn dồn ép họ. Tạo dựng phong cách này
giống như đang chơi trò “Vua núi”[22]. Luôn luôn cạnh tranh để giành quyền lợi hoặc tạo dựng
vị trí cho mình.