BÀI 13
Chú ý đến thời gian,
đừng chú ý đến cái đồng hồ
Biết rõ cần làm gì chưa đủ, bạn còn phải xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công việc. Bà hiệu
trưởng thuộc tên hơn một nghìn học sinh không phải nhờ có năng khiếu đặc biệt hay trí nhớ
siêu phàm. Bà chỉ học theo đúng cách bà học tiếng Latinh, khi mới trở thành học sinh trung
học. Bà tự nhốt mình trong phòng hàng đêm suốt một tuần, vùi đầu vào đống thẻ tên học sinh.
Thay vì từ “Amo, amas, amat” ở một mặt và mặt kia là “Tôi yêu, bạn yêu, anh yêu”, thì một mặt
là ảnh học sinh, và mặt kia là tên học sinh đó.
Chúng ta không còn học theo kiểu này từ hồi lớp chín, nhưng bà thì vẫn làm vậy.
Điều ngạc nhiên là những người bán hàng thường rất trì trệ, hành động như thể họ đã nắm
được công việc mà không cần cố gắng gì thêm.
Tôi biết nhiều người bán hàng thành công, là những người nghiện rượu, cờ bạc, dối trá, trộm
cắp,… nhưng tôi chưa từng gặp người thành công mà ngồi im một chỗ cả ngày.
Trong vô số thói quen cần khắc phục, thói quen đầu tiên nhưng quan trọng nhất, gây tốn kèm
nhất, nguy hiểm nhất và gây hại cho bản thân lớn nhất là lãng phí thời gian. Bạn có thể vẫn còn
những tính cách xấu xa khác, mà vẫn có một cuộc sống tươm tất. Nhưng nếu mất đi năm năm
vô ích trong chín năm làm việc, bạn đã thất bại.
Người bán hàng không có gì ngoài thời gian. Hàng hóa anh ta bán có giá trị riêng với những gì
anh có thể tạo thêm; năng lực cá nhân là yếu tố đầu tiên giúp anh ta giành được, hoặc để mất
khách hàng, và nếu không tạo ra thêm nhiều dịch vụ, để khách hàng dễ dàng tiếp cận với mình,
anh ta sẽ đi mất khách hàng đó.
Người bán hàng giỏi đáng chú ý ở chỗ, khách hàng không coi đó là người bán, mà là một người
tư vấn tin cậy không thể thiếu, một nhân viên của mình nhưng không phải trả lương.
Cần mất nhiều công sức và phải tuân thủ kỷ luật để bán được hàng. Khách hàng chẳng hề quan
tâm nếu bạn gọi điện. Nhưng người bán thì cần chú ý việc này. Dù đã có rất nhiều mánh khóe
tâm lý để khuyến khích người bán gọi điện thoại, như những cuộc giao tiếp mở, các cuộc thi