nhiên này là vô tình. Nhưng Thủy Tinh lại khắc cốt ghi tâm, suốt đời không
quên.
Sau này, trong bài Ve – đêm gặp Trương Ái Linh, anh đã có một so sánh
rất tuyệt vời về Trương Ái Linh: “Tôi nghĩ Trương Ái Linh rất giống một
chú ve, đôi cánh mỏng tang tuy yếu ớt, cơ thể xốp nhưng lại rất chắc chắn,
chứa đựng một sức mạnh tiềm tàng lớn, hơn nữa, một khi đã bay là có thể
trốn tận chỗ kín đáo nhất của rặng liễu”. Chỉ là, Trương Ái Linh trốn tận nơi
kín đáo nhất của rặng liễu, lại luôn kêu lên một tiếng khiến mọi người kinh
ngạc. Bình thường chúng ta luôn bị chấn động, cảm động bởi tiếng nói
trong văn chương của bà, nhưng lại không biết bà ở nơi nào, không biết bà
có an lành hay không?
Năm 1973, Trương Ái Linh định cư ở Los Angeles. Từ đó bà đã khép
chặt cánh cửa lòng nặng nề, không màng tới hồng trần thế sự. Trương Ái
Linh nhờ Trang Tín Chính tiên sinh giúp bà tìm một chỗ ở thích hợp. Trang
Tín Chính đã tìm cho bà một chung cư khá tốt ở khu Hollywood. Có chỗ ở
ổn định, Trương Ái Linh hoàn toàn tĩnh tâm phiên dịch Hoa trên biển và
nghiên cứu Hồng lâu mộng.
Toàn bộ đối thoại của Hoa trên biển đều viết bằng tiếng Tô Châu, đối
với độc giả không hiểu tiếng địa phương thì thực sự rất khó hiểu. Trương Ái
Linh đã dịch Hoa trên biển ra quốc ngữ và tiếng Anh. Chính nhờ sự nỗ lực
và kiên trì này của bà, sự tiếc nuối và trống vắng trong lòng của vô vàn
người đã được lấp đầy.
Công việc vất vả nhất, giày vò nhất lại chính là khảo chứng Hồng lâu
mộng. Trương Ái Linh từng nói, đời người có ba nỗi hận: Một là hận hoa
hải đường không hương, hai là hận cá trích lắm xương, ba là hận Hồng lâu
mộng dang dở. Trương Ái Linh tự cảm thấy đời người đã không còn màu
sắc, cái gì nên đến thì hãy đến, cái gì nên đi thì hãy đi. Thứ bà muốn và thứ
bà có được, cho dù không phải nhiều như thế, nhưng bà đã không còn mong