mẹ về là để giảng hòa với cha con, chứ không phải về quản lý gia đình thay
ông ấy”.
Năm đó Trương Anh lên tám, thời thơ ấu vui vẻ ở Thiên Tân đến đây
bỗng nhiên ngừng lại. Cô của khi ấy không hề biết mình sắp đi đến thành
phố được gọi là Bến Thượng Hải, và cũng không hề biết, có một ngày, ở đại
đô thịnh vượng này, cô sẽ dấy lên dàn sóng văn học ào ạt xô bờ. Đó là vận
may của cô, vận mệnh đã vô tình cho cô một cơ hội để chọn lựa, tạo thành
tương lại phi phàm của cô. Bến Thượng Hải vì có người con gái khuynh
thành này mà càng thêm mỹ lệ tuyệt vời.
Hành trình đến Thượng Hải đã đem đến cho cô bé Trương Anh một
niềm vui khó có thể diễn tả thành lời: “Ngồi thuyền đi qua vùng biển nước
đen và vùng biển nước xanh, đúng là đen như sơn, xanh như ngọc, tuy
không cảm thấy choáng ngợp vì nhìn thấy đại dương mênh mông như miêu
tả trong sách, nhưng cũng có một cảm giác vui sướng khôn tả. Nằm trong
khoang thuyền, tôi đọc lại tác phẩm Tây du ký mà mình đã đọc vô số lần”.
Sau khi đến Thượng Hải, cô bé thấy đại đô thị quốc tế này rõ ràng phồn
hoa tựa gấm hơn Thiên Tân: “Đến Thượng Hải, đi xe ngựa, tôi vô cùng bỡ
ngỡ nhưng sung sướng, trên váy áo màu hồng phấn bằng lụa Tây biết bao
bươm bướm xanh phấp phới tung bay. Chúng tôi ở trong một căn hộ rất nhỏ
ở Thạch Khố Môn, ván gỗ sơn đỏ. Đối với tôi, đó cũng là một kiểu niềm
vui dồn dập và đặc biệt”.
Sau khi đến Thượng Hải, Trương Đình Trọng không hề có được cảm
giác tái sinh. Ngược lại, vì tâm lực mỏi mệt, lại thêm đường xa vất vả, ông
đã tiêm morphine quá nhiều, dẫn đến tình trạng cận kề cái chết. Khi ngồi
một mình trên ban công, lắng nghe tiếng mưa tí tách bên ngoài song cưa,
không biết ông đã nói lung tung những gì, khiến bé Trương Anh cảm thấy
sợ hãi. Tất cả những điều này đều khiến người ta giật mình sợ hãi nhưng
không nguy hiểm gì. Thượng Hải tuy không thể thay thế ông cứu vãn gia
tộc thịnh vượng của ngày xưa, nhưng lại viết tiếp cuộc đời ông.