trùng phùng. Khi ở cạnh nhau, họ trân trọng một cách lý trí, khi không bên
nhau, họ nhớ nhung nhau một cách nhẹ nhàng.
[2] “Quân tử chi giao đạm nhược thủy, tiểu nhân chi giao cam nhược lễ;
quân tử đạm dĩ thân, tiểu nhân cam dĩ tuyệt”. Nghĩa là: Tình cảm giao hảo
của người quân tử nhạt nhẽo như nước lã, tình cảm giao hảo giữa kẻ tiểu
nhân ngọt ngào như rượu ngọt; tình cảm giữa người quân tử tuy nhạt nhẽo
nhưng lâu dài thân thiết, tình cảm của kẻ tiểu nhân tuy ngọt ngào nhưng dễ
đoạn tuyệt.
Quãng thời gian ở Đại học Hương Cảng, có một sự kiện quan trọng ảnh
hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Trương Ái Linh. Đó là một lần duy nhất
cô đã viết một bài văn bằng tiếng Trung. Đây chính là bài văn xuất sắc nhất,
nổi tiếng nhất trong những tác phẩm thời kỳ đầu của cô – Giấc mơ thiên tài
của tôi. Tôi tin rằng, chỉ cần nhắc đến Trương Ái Linh, thì đều không quên
được câu nói nổi tiếng của cô: “Tôi là một cô gái cổ quái, từ nhỏ đã được
đánh giá là thiên tài, ngoài phát triển thiên tài ra, tôi không có mục tiêu sinh
tồn nào khác…”.
Trương Ái Linh viết Giấc mơ thiên tài của tôi để tham gia cuộc thi viết
theo chủ đề của tạp chí Tây Phong. Khi viết bài văn này, cô chỉ mới mười
chín tuổi, thế nhưng sự tài tình xuất chúng của cô đã khiến người ta phải
kinh ngạc, văn phong đặc biệt tinh tế và câu kết kinh hãi thế tục, ý tứ sâu
xa: “Sinh mệnh là một chiếc áo gấm hoa lệ, trên đó đầy những con bọ bò
lúc nhúc”, khiến người ta phải suy ngẫm khôn cùng. Sau khi cuộc thi kết
thúc, các bài văn được tập hợp và xuất bản, đề tài Giấc mơ thiên tài của cô
đã được chọn.
Nhưng Trương Ái Linh cực kỳ bất mãn với kết quả bình chọn của tạp
chí Tây Phong, và đã nhắc lại nhiều lần sự kiện này trong cuộc đời. Những
năm bảy mươi, khi biên soạn Trương Khán (Những quan điểm của Trương
Ái Linh) cô đã viết thêm một đoạn phụ lục đằng sau đoạn kết của Giấc mơ
thiên tài như sau: “Giấc mơ thiên tài của tôi đạt giải khuyến khích thứ mười