năm, đang ngồi viết trong thư phòng, ông bị tai biến mạch máu não, mê
man và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đầu năm sau, lại nhập viện vì vấn
đề tim mạch và mất vào ngày 22 tháng giêng năm 1993, khép lại cánh cửa
một cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật không ngừng nghĩ.
Linh hồn của sân khấu tiền vệ
[1] - Frederic Wilhelm Nietsche (1844-1900) đả phá quan điểm Thiên
chúa giáo, tìm về đạo đức chủ ý chí của kẻ mạnh (siêu nhân) và cho rằng
thần thánh đã cáo chung. Tác phẩm có Bên kia bờ thiện ác, Khai sinh của bi
kịch, Zarathustra (một cái tên khác của nhà tiên tri Ba Tư Zoroaster) đã nói
thế. Niestsche còn ảnh hưởng tới chủ nghĩa hiện sinh và hậu cấu trúc.
[2] - Triết gia Nga lưu vong ở Pháp. Lev Shestov (1866-1938) cho rằng
chân lý là cái vượt lên trên lý trí và muốn đi tìm cái nguồn cội phi hợp lý
của sự tồn tại. Được biết đến sau thế chiến thứ nhất như một triết thuyết nói
về sự lo âu của con người. Có viết các tác phẩm như Dostoievski và
Niestsche, triết học của bi kịch, Chân lý là gì?
[3] - Haniya Yutaka (Thực Cốc, Hùng Cao, 1909-1997), nhà văn và tư
tưởng Nhật gốc Đài Loan, nghiên cứu chủ đề bản chất con người.