cố đã dạy ông nội, và ông nội đã dạy bố, và bố đã dạy ta rằng không cánh
cửa nào cần khóa: cánh cửa đóng tự nó là đủ cho tới khi ta được mời vào.
Nhưng ông nội không đợi mời, lần này.
“Không”, bố nói, “Bố đã làm điều này với con hai mươi năm trước”.
“Có lẽ bây giờ tôi biết suy nghĩ hơn”, ông nội nói, “Bảo Alison đi lên lầu
lại và đừng sụt sùi nữa”. Khi ấy bố đi, cánh cửa lại đóng. Ông nội ngồi trên
cái ghế đung đưa: không mập, nhưng bụng phệ vừa đủ để làm phồng cái áo
gi lê trắng và làm cho sợi dây chuyền vàng đeo đồng hồ nằm đúng chỗ.
“Cháu đã nói dối”, ta nói. “Đến đây”, ông nói.
“Cháu không thể”, ta nói, “Cháu đã nói dối”. “Ông biết”, ông nói.
“Vậy thì ông làm gì đi. Làm gì đi, làm gì cũng được.” “Ông không thể”,
ông nói.
“Không có gì để làm sao? Không có tí gì sao?”
“Ông không nói thế”, ông nội nói, “Ông nói ông không thể. Nhưng cháu
có thể”.
“Sao?”, ta nói, “Làm sao cháu có thể quên? Bảo cháu cách để quên”.
“Cháu không thể quên”, ông nói, “Không có cái gì bị quên bao giờ.
Không có cái gì mất đi bao giờ. Mọi thứ đều rất có giá trị”.
“Vậy thì cháu có thể làm gì?”
“Sống với nó”, ông nội nói.
“Sống với nó? Ý ông là mãi mãi à? Tới hết đời cháu à? Không bao giờ
bỏ được nó à? Không bao giờ à? Cháu không thể. Ông nội không thấy cháu
không làm được hay sao?”
“Cháu có thể”, ông nói, “Cháu sẽ có thể. Một người lịch lãm luôn luôn
có thể. Một người lịch lãm có thể trải qua được mọi thứ. Anh ta đối diện
với mọi thứ. Một người lịch lãm nhận trách nhiệm về hành động của mình
và chịu hậu quả của nó, ngay cả khi anh ta không chủ mưu mà chỉ đồng lõa,
không nói Không, dù anh ta biết anh ta nên nói. Đến đây.” Khi ấy ta khóc
nức nở, thảm thiết, đứng (không: quỳ; lúc ấy ta đã cao như thế) giữa hai
đầu gối ông, một tay ông trên eo ta, tay kia sau đầu ta giữ mặt tôi sát vào cổ