“Này,” Ruttenberg tiếp tục, “tôi và anh chưa làm những điều mà hai gã
này đang làm phải không?”
“Chưa.”
“Vậy giờ ta làm được không?”
“Nhưng trước hết, tôi cần có tiền.”
Cuộc trò chuyện đã dẫn đến việc Ruttenberg đề nghị cấp vốn để
Forstmann mở một công ty mới. Vị giám đốc điều hành và một nhóm bạn bè
của ông tham gia góp vốn, Forstmann và em trai ông sẽ thử sức với việc
mua lại có đòn bẩy. Ruttenberg nói với Forstmann một điều mà chàng trai
trẻ sẽ không bao giờ quên: “Tất cả những gì tôi có là danh tiếng, và tôi
không muốn đánh mất nó,” Forstmann khắc ghi trong lòng tôn chỉ đó như
một tín ngưỡng. Anh lập nhóm với một cựu nhân viên ngân hàng đầu tư tên
là Brian Little, và năm 1978, Forstmann Little & Co. bắt đầu hoạt động: ba
cộng sự, hai người nhận lương, Ted không nhận lương trong vòng một năm
và một thư ký.
Forstmann Little là một trong những công ty LBO đầu tiên gây quỹ từ
các quỹ hưu trí khổng lồ, mà trên thực tế, Kohlberg Kravis là người đi tiên
phong. Giống như một nhân viên bán bất động sản, tôn chỉ hành động của
Ted Forstmann rất đơn giản: danh tiếng, danh tiếng và danh tiếng. Đi khắp
cả nước trong hành trình vận động quyên góp quỹ, Forstmann thẳng thắn
trung thực, đôi khi tự cao tự đại và có một chút ngây thơ ngày một hoàn
thiện bài diễn văn đã trở thành thương hiệu của ông. Bài diễn văn đó gây
thiện cảm với đối tác, gây cảm giác tẻ nhạt đến khó chịu cho đồng minh, và
gây phẫn nộ cho đối thủ. Nó thường bắt đầu với từ danh tiếng — “tốt nhất ở
Phố Wall, cứ hỏi mọi người đều biết” — tiến dần tới các cuộc thảo luận về
sức mạnh tài chính của Forstmann Little và những cách làm truyền thống,
đặc biệt là các phiên thảo luận sau này, lên đến cao trào với những cuộc tấn
công tổng lực vào tệ nạn trái phiếu rác.
Dù phát ngôn có vẻ khoe khoang, nhưng lợi nhuận của Forstmann
Little thuộc hàng cao nhất. Trong 3-5 năm, họ bán các công ty với giá gấp 4-