thì nó đã thít chặt cổ tay, khiến chút nữa thì không tháo ra được. Người
chồng cười mỉa mai: “Đồ trang sức đó rõ ràng đâu có dành cho cô.”
Còn cô ta lại nghĩ: “Sao lại chịu thua dễ thế? Mình phải ra thành phố để
tìm thợ kim hoàn. Kích cỡ có thể thay đổi được, chỉ có mặt đá là giữ
nguyên thôi.”
Nói là làm. Sáng ngày hôm sau, cô vợ Parot đã đến nhà người thợ kim
hoàn ở gần nhà máy. Cô ta biết người thợ già này có tay nghề vào bậc nhất,
nổi tiếng trong vùng. Liếc nhìn cái tráp xong, ông quay lại hỏi xem cô đã
mua nó của ai. Vợ Parot kể lại mọi chuyện cho ông nghe. Ông thợ già nhìn
cái tráp một lần nữa, nhưng thậm chí không xem đồ trang sức bên trong,
ông đã nói:
– Tôi không dám nhận đâu, đấy không phải là công việc của người thợ.
Chúng tôi không phá đi thành quả của người đi trước.
Đương nhiên là vợ của Parot không thể hiểu được. Cô ta thiếu chút nữa
thì mắng người thợ già, nhưng rồi bỏ đi tìm người thợ khác. Nhưng những
người thợ đó mới chỉ ngắm nhìn cái tráp, còn đồ trang sức bên trong thậm
chí không hề xem đến, đã từ chối ngay. Cô vợ Parot liền nghĩ kế, nói với
người thợ sau đó, rằng cô ta mua cái tráp từ Saint Peterburg đem về. Nhưng
người thợ đó chỉ cười và nói:
– Tôi biết cái tráp này được làm ở đâu, câu chuyện về nó đã được những
người thợ kim hoàn lưu truyền rồi. Tất cả chúng tôi đều không muốn sửa
chữa nó. Khi một người đã làm ra món đồ trang sức quý, những người thợ
khác không bao giờ sửa lại chúng cả.
Cô vợ viên chủ nhà máy tuy không hiểu hết mọi chuyện, nhưng cũng lờ
mờ nhận thấy rằng những người thợ này sợ một người thợ nào đó. Cô ta
nhớ lại rằng bà chủ cái tráp có nói là cô con gái rất thích chơi với cái tráp
và những đồ trang sức này. “Vậy là chỗ đồ trang sức này chỉ phù hợp với
cô gái mắt xanh ấy thôi. Ta là kẻ bất hạnh rồi”. Cô ta nghĩ, rồi sau đó lại tư
nhủ: “Thôi với mình đành vậy. Giờ phải tìm cách bán cho kẻ giàu có ngu
ngốc nào đó để lây lại tiền.” Và cồ ta trở về Paleva.