- Cô phải cứng rắn lên, Maria Petrovna ạ. Y tá là không được nghĩ ngợi bi
quan và khóc lóc.
- Khi làm y tá tôi sẽ không khóc đâu. Dù sao chăm sóc cho thương binh vẫn
không đau khổ như khi chăm người thân của mình như thế này.
- Thế cô vẫn cứ đi ra trận à?
- Dĩ nhiên là đi rồi. Anh ấy khỏi bệnh hay chết thì tôi cũng đi. Tôi đã quen
với ý tưởng đó rồi và không thể từ bỏ nó. Tôi muốn làm điều tốt, muốn để
lại cho mình ký ức về những ngày tháng tốt đẹp, tươi sáng.
- Ôi Maria Petrovna, tôi e rằng cô sẽ không thấy ánh sáng trong chiến tranh.
- Tại sao? Tôi sẽ làm việc - đó là ánh sáng. Tôi những muốn làm gì đó để
tham gia vào chiến tranh.
- Tham gia chiến tranh! Chẳng lẽ nó không làm cô sợ hay sao? Có phải cô
đang nói với tôi điều đó không?
- Tôi đang nói đấy. Ai bảo anh là tôi thích chiến tranh? Chỉ có điều... biết
nói sao với anh? Chiến tranh là cái ác, cả anh, cả tôi và rất nhiều người nữa
đều nghĩ thế. Nhưng nó không thể tránh khỏi, anh có thích nó hay không,
thì nó vẫn diễn ra, và nếu như anh không ra trận đánh nhau, thì người ta sẽ
lấy người khác ra trận, và con người vẫn thành què quặt, bị kiệt lực bởi
chinh chiến. Tôi, sợ rằng anh không hiểu tôi, tôi diễn đạt kém lắm. Thế này
nhé: theo tôi, chiến tranh là nỗi bất hạnh chung, nỗi đau chung, và trốn
tránh khỏi nó có thể vẫn được, nhưng tôi không thích điều đó.
Tôi im lặng. Lời nói của Maria Petrovna diễn đạt rõ ràng hơn cả sự kinh
tởm còn đang lờ mờ của tôi đối với việc trốn tránh chiến tranh. Chính tôi