BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 132

Suốt đời ông, Flaubert sống trong cuộc chạy đuổi khốn khổ khốn nạn

rượt theo cái hoàn mỹ của bút pháp. Trong cuộc đi tìm cái trong sáng cho
văn xuôi, ông không sao dừng lại được. Trong một số trường hợp, việc sửa
chữa bản thảo đối với ông chẳng còn là con đường hoàn thiện văn ông, mà
chỉ là làm để mà làm. Ông không còn biết đánh giá nữa, ông mệt mỏi, tuyệt
vọng và rõ ràng ông đã làm cho tác phẩm của ông khô héo, mất sức sống
hay là như Gogol từng nói: "Vẽ, vẽ, vẽ mãi thành vẽ vời vớ vẩn".

Fedin biết lúc nào nên dừng lại trong thời gian gọt giũa tác phẩm. Nhà

phê bình trong người ông không bao giờ biết mệt, nhưng không đè bẹp nhà
văn.

Trong con người Flaubert biểu lộ ở mức độ cao một thuộc tính của nhà

văn mà những nhà lý luận văn học gọi là "nhân vật hóa". Nói một cách giản
dị hơn, nó là cái tài nhập thân vào nhân vật với một sức mạnh đến nỗi chính
nhà văn cảm nghiệm mãnh liệt mọi việc xảy ra với nhân vật (mà xảy ra theo
ý muốn của nhà văn).

Ai cũng biết khi mô tả cái chết vì thuốc độc của Emma Bovary, Flaubert

cảm thấy đủ mọi triệu chứng ngộ độc và ông đã phải chạy đi tìm thầy thuốc.

Flaubert là một người đau khổ. Ông viết chậm đến nỗi phải tuyệt vọng

kêu lên: "Đáng phải vả vào mặt mình vì cái lối làm việc rề rề như thế?".

Ông sống ở Croitre, trên bờ sông Seine, gần tỉnh Rouen. Cửa sổ phòng

làm việc của ông trông ra sông.

Suốt đêm, một ngọn đèn chụp xanh cháy sáng trong căn phòng đầy

những đồ vật lạ mắt của Flaubert. Flaubert làm việc về đêm. Ngọn đèn chỉ
tắt khi trời bắt đầu sáng.

Ngọn đèn lúc nào cũng cháy sáng như một ngọn hải đăng. Thực vậy,

trong những đêm tối trời, cửa sổ phòng Flaubert đã trở thành ngọn hải đăng
cho dân chài sông Seine và cho cả những thuyền trưởng của những con tàu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.