thật là một người đau khổ vì công việc của mình".
Lev Tolstoy chỉ làm việc về sáng. Ông nói rằng trong mỗi nhà văn có
một nhà phê bình riêng. Nhà phê bình ấy về buổi sáng bao giờ cũng nghiêm
khắc hơn cả. Ban đêm hắn ta ngủ, thành thử ban đêm nhà văn được thả lỏng
hoàn toàn, anh ta làm việc không bị ai dọa nạt và vì lẽ đó mà anh ta viết rất
nhiều cái thừa thãi và tầm bậy. Tolstoy lấy Rousseau và Dickens là những
người chỉ làm việc về sáng ra dẫn chứng rằng vì Đostoevsky và Byron thích
làm việc đêm mà tài năng của hai ông bị tổn hại.
Gánh nặng trong việc viết văn của Đostoevsky tất nhiên không phải chỉ
riêng ở chỗ ông làm việc đêm và trong khi làm việc lại uống trà luôn miệng.
Cái đó, xét cho cùng, chẳng ảnh hưởng bao nhiêu đến chất lượng công việc
của ông.
Gánh nặng ấy chính là ở chỗ Đostoevsky không sao thoát khỏi cảnh
túng thiếu và công nợ, vì thế ông buộc lòng phải viết rất nhiều và lúc nào
cũng vội vã.
Khi thời gian đã gấp lắm ông mới ngồi vào bàn viết. Không một tác
phẩm nào của ông được viết một cách bình tĩnh, với tất cả tâm lực. Ông làm
nhầu nát những cuốn tiểu thuyết của mình (không phải tính theo số lượng
những trang đã viết mà theo cái chiều rộng của câu chuyện). Vì thế những
tác phẩm của Dosroevsky bao giờ cũng ở dưới mức mà ông có thể đạt được,
và tồi hơn so với dự định của ông. "Mơ ước về một cuốn tiểu thuyết thú hơn
nhiều so với việc viết nó ra", Đostoevsky nói như vậy.
Ông bao giờ cũng muốn kéo dài thời gian chung sống với cuốn tiểu
thuyết viết dở, luôn luôn thay đổi nó và làm cho nó phong phú thêm. Vì thế
ông cố hết sức kéo dài việc viết - chả là mỗi ngày, mỗi giờ đều có thể xuất
hiện một ý mới mà tất nhiên không ai có thể viết trước được vào tiểu thuyết.