đêm ấy có biết bao nhiêu là không khí mờ tỏ và ánh lấp lánh trong suốt của
bạc và của trang kim.
Con người không thể đành lòng khi biết rằng cái đẹp đó, những đêm
kiều diễm đó nhất định sẽ mất đi. Chắc chính vì thế mà những đêm trắng
với kiếp sống mỏng manh của chúng bao giờ cũng gợi một nỗi buồn nhè
nhẹ, giống như tất cả những gì đẹp mà không bền.
Lần đầu tiên tôi lên phương Bắc, nhưng mọi vật đối với tôi dường như
quen thuộc, nhất là những vồng anh đào trắng úa tàn vào cái mùa xuân đến
chậm năm ấy trong những khu vườn đã trở thành hoang vu.
Có rất nhiều hoa anh đào lạnh lẽo và nức hương ở Voznesenie. Ở đây
không có ai hái hoa để đặt trên bàn, trong những bình thủy tinh. Có lẽ vì
anh đào đã bắt đầu lụi.
Tôi đến Petrozavodsk. Hồi đó Aleksey Maksimovich Gorky định xuất
bản một loại sách dưới nhau đề "Lịch sử của các xưởng chế tạo và các nhà
máy". Ông lôi kéo nhiều nhà văn vào việc này và hơn nữa, ông còn quyết
định để họ đi viết theo "đội". Lúc đó danh từ "đội" mới xuất hiện trong văn
học.
Gorky đưa ra một vài nhà máy cho tôi chọn. Tôi chọn nhà máy cổ
Petrovsky trong tỉnh Petrozavodsk. Nó được hoàng đế Pyotr Đệ nhất sáng
lập, lúc đầu là một nhà máy đúc thần công và neo tàu, sau đó thì đúc đồng
và sau cách mạng chuyển thành nhà máy làm xe cộ.
Tôi từ chối cách viết văn theo đội. Lúc đó tôi tin chắc (và bây giờ cũng
vậy) rằng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người lối làm việc tập thể
không thể áp dụng được,, đặc biệt trong việc viết văn. Giỏi lắm thì cũng chỉ
được một tập ký các loại, nhưng không thể nào có được một tác phẩm hẳn
hoi. Theo tôi, trong một tác phẩm, bất kể đặc tính của chất liệu là thế nào,