BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 155

những sự kiện có trong kho lưu trữ. Cái duy nhất ấy là chi tiết đầy hình ảnh
đẹp, là không khí của thời đại, là số phận của con người thân thiết với tôi.

Tôi viết về những cỗ máy chạy bằng sức nước, về nền sản xuất, về

những người thợ lành nghề, viết với một nỗi buồn sâu sắc, hiểu rằng trong
khi chưa có được mối quan hệ với tất cả những cái đó, trong khi hơi thở trữ
tình, cho dù hết sức yếu ớt, chưa làm cho chất liệu ấy sống dậy, thì cuốn
sách sẽ chẳng ra gì. Và nói chung, rồi sẽ chẳng có cuốn sách nào hết.

Nhân thể, tôi cũng muốn nói rằng hồi ấy tôi đã hiểu rằng viết về những

cái máy cũng cần phải viết như viết về những con người - phải cảm được
chúng, phải yêu được chúng, phải biết chia buồn xẻ ngọt với chúng. Không
biết người khác thế nào, chứ tôi bao giờ cũng cảm thấy thấy một nỗi đau
thật sự cho cái ô-tô, chẳng hạn như chiếc "Pobeda", khi nó lấy hết gân cốt
để vượt một cái dốc dựng đứng. Thật vậy, cái đó làm cho tôi mệt chẳng kém
gì chiếc xe. Có thể thí dụ ấy không đạt, nhưng tôi tin chắc rằng đối với
những cái máy, nếu như ta muốn viết về chúng, thì phải coi chúng như
những vật sống. Tôi nhận thấy những người thợ cả và những người thợ lành
nghề đối với máy móc đều có thái độ như thế cả.

Không có gì nặng nề và ghê tởm hơn là sự bất lực trước chất liệu.

Tôi cảm thấy như mình đang làm việc của người khác, như thể tôi phải

múa ba lê hoặc sửa triết học của Kant.

Trong trí nhớ thỉnh thoảng lại nhoi nhói lời dặn với của Gorky "Có điều

anh đừng có ngượng. Thể nào cũng phải mang tác phẩm về nhá!".

Tôi còn bực dọc vì một trong những điều cơ bản của nghệ thuật viết văn

mà tôi coi trọng đã sụp đổ. Tôi cho rằng chỉ có ai làm chủ được hết thảy
mọi chất liệu một cách thoải mái, mà lại không để mất bản sắc riêng của
mình, người đó mới là nhà văn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.