BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 207

Những cuốn sổ tay có đầy đủ quyền tồn tại trong văn học như một thể

độc lập. Nhưng riêng tôi, trái với ý kiến của nhiều nhà văn khác, tôi cho
rằng những cuốn sổ tay hầu như vô dụng đối với công việc cơ bản của nhà
văn.

Đã có thời tôi ghi sổ tay. Nhưng cứ mỗi lần tôi lấy ở trong đó ra một ghi

chép thú vị và đặt nó vào một truyện ngắn hay một truyện dài thì y như rằng
cái đoạn văn ấy lại trở thành cứng quèo. Trong truyện, nó cộm lên như một
dị vật.

Tôi chỉ có thể giải thích điều đó bằng cách nói rằng việc lựa chọn chất

liệu tốt nhất là nhờ trí nhớ. Những gì còn lại trong trí nhớ và không bị quên
đi, cái đó mới quý. Những gì cứ phải ghi chép cho khỏi quên là cái không
quý bằng và hiếm có trường hợp chúng trở thành hữu ích cho nhà văn.

Trí nhớ như một cái rây thần, nó để cho cát bụi lọt qua nhưng giữ lại

những vụn vàng.

Chekhov có một nghề thứ hai. Ông là thầy thuốc. Chắc chắn nếu mỗi

nhà văn có một nghề thứ hai và làm nghề ấy trong một thời gian, thì điều đó
sẽ có ích cho nhà văn.

Việc Chekhov là thầy thuốc chẳng những giúp cho ông hiểu biết con

người mà còn ảnh hưởng cả đến văn phong của ông. Nếu Chekhov chẳng
phải là thầy thuốc có dễ ông đã chẳng tạo ra được loại văn xuôi chính xác,
có tính phân tích sắc như dao giải phẫu.

Một số truyện ngắn của ông (thí dụ "Phòng Số Sáu", "Câu Chuyện Đáng

Ngán", "Người Đàn Bà Phù Phiếm" và nhiều nhiều nữa) và được viết ra
như những chẩn đoán tâm lý mẫu mực.

Văn của ông không sao chịu nổi dù chỉ chút xíu bụi bậm và vết bẩn.

Chekhov viết: "Cần phải vứt đi những cái thừa, rửa sạch câu văn khỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.