hoàng: những viền cửa gỗ, những xoáy ốc trang trí và phù điêu.
Nếu ta nhìn kỹ những tòa nhà ấy, ta sẽ hiểu rằng óc thẩm mỹ tốt trước
hết chính là ý thức chừng mực.
Tôi tin rằng những định luật trên về cái cân xứng giữa các phần, sự loại
bỏ tất cả những cái thừa không cần thiết; một số ít vật trang hoàng, cái giản
đơn, trong đó mỗi đường nét nổi lên rõ ràng và cho ta một khoái cảm - tất
cả những cái đó có liên quan ít nhiều đến cả văn xuôi.
Nhà văn đã yêu cái toàn thiện toàn mỹ của những hình thức kiến trúc cổ
điển không bao giờ để cho lối bố cục vụng về và nặng chịch có mặt trong
văn mình. Nhà văn đó sẽ đạt tới sự cân xứng của các phần và sự nghiêm
khắc của bức vẽ bằng lời. Nhà văn đó sẽ tránh sự thừa của những vật trang
hoàng và loãng văn xuôi - tức là thứ bút pháp mà người ta gọi là bút pháp
trang trí.
Bố cục của một tác phẩm văn xuôi phải đạt tới mức không thể bỏ đi
hoặc thêm vào một chút gì mà không làm hỏng đi ý nghĩa của câu chuyện
và dòng đi hợp quy luật của các sự kiện.
Bao giờ cũng vậy, tôi dùng hầu hết thời gian ở Leningrađ vào việc xem
viện bảo tàng Nga và viện bảo tàng Ermitazh.
Bóng tối yếu ớt với ánh sáng mạ thẫm màu trong những gian trưng bày
ở Ermitazh, đối với tôi thật là thiêng liêng. Tôi bước vào Ermitazh như
bước vào kho thiên tài của nhân loại.
Trong viện bảo tàng Ermitazh, lần đầu tiên, khi còn là một thanh niên,
tôi đã cảm thấy hạnh phúc làm người. Và hiểu rằng con người có thể trở
nên vĩ đại và tốt đẹp.
Lúc đầu tôi cứ bị lạc giữa cái đám diễu hành lộng lẫy của các họa sĩ. Tôi
chóng mặt vì màu sắc quá nhiều và dày đặc, và để nghỉ ngơi, tôi bỏ ra gian