BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 258

Tuổi Xuân".

"Vì sao thơ và văn, hạnh phúc và khổ đau, lại gắn bó chặt chẽ với nhau

đến thế? Phải sống như thế nào đây? Cố gắng để bất thần gắn thơ và văn lại
với nhau hay là thích thú cái này, bỏ mặc cái kia?. Trong ước mơ, có mặt
cao hơn thực tại. Trong thực tại, có mặt cao hơn ước mơ. Hạnh phúc đầy đủ
là sự nối liền hai cái lại với nhau".

Trong lời nói đó của Tolstoy, mặc dầu được phát biểu một cách hấp tấp,

đã thể hiện một ý nghĩ đúng đắn: hiện tượng cao hơn hết, có sức thuyết
phục hơn hết, hạnh phúc chân chính chỉ có thể là sự hòa hợp hữu cơ giữa
thơ và văn, hay nói một cách chính xác hơn, là văn tràn đầy nội dung thơ,
nhựa sống dồi dào của thơ, cái không khí trong sáng nhất, cái quyền lực bắt
người ta say mê của nó.

Trong trường hợp này tôi không ngại dùng chữ "làm người ta say mê"

(nói cách khác - "bắt làm nô lệ"). Bởi vì thơ bắt làm nô lệ, làm cho mê mẩn
và bằng một cách kín đáo, nhưng với sức mạnh không gì sánh nổi thơ nâng
cao con người, đưa nó tới gần trạng thái khi con người thực sự trở thành vật
tô điểm cho trái đất. Hoặc nói một cách hồn nhiên nhưng chân thành như tổ
tiên chúng ta, thành "chiếc mũ triều thiên của sự sáng tạo".

Vlađimir Ođoevsky có phần đúng khi nói rằng "thi ca là điềm báo trước

một thực trạng khi nhân loại thôi không đạt tới nữa và bắt đầu sử dụng cái
đã đạt được".

Chú thích:

[1]

John Ruskin (1819-1900), nhà văn, nhà phê bình nghệ thuật, nhà xã hội

học Anh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.