BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA - Trang 265

Tôi nghỉ chân lần thứ hai trên đồi và ngồi xuống đám lá nhọn nóng

bỏng. Bất kỳ vật gì ở đây anh chạm đến đều khô và ẩm: những quả thông
già rỗng, vỏ rễ thông non màu vàng, trong suốt và giòn như giấy súc, những
gốc cây bị đẵn cụt được sưởi ấm đến tận lõi, từng cành thông ráp và thơm,
đến cả những lá dâu tây nữa - chúng cũng ẩm ướt nốt.

Những gốc cây cụt đã lâu đời, chỉ cần lấy tay mà bóp cũng vỡ, chúng đổ

lên lòng bàn tay một đống vụn nâu nóng bỏng.

Oi bức, yên lặng. Một ngày thanh thản của mùa hè chín nẫu.

Những con chuồn chuồn kim cánh đỏ ngủ trên những gốc cây cụt. Lũ

ong đất đậu trên những bông hoa họ hoa tán rắn chắc và tím nhạt. Sức nặng
của chúng làm cho những bông hoa rạp mình xuống tận đất.

Tôi kiểm tra lại đường đi trên chiếc bản đồ tự vẽ: từ đấy đến Hồ Đen

còn tám cây số. Mọi dấu hiệu đều được ghi lại trên bản đồ: cây thông khô
xác bên đường, cọc địa giới, những bụi vệ mao, một đống kiến, lại đến
vùng đất thấp, nơi bao giờ cũng có hoa lưu li, và sau vùng đất thấp là cây
thông có khắc ở gốc một chữ "H", nghĩa là Hồ. Từ chỗ cây thông phải quay
thẳng vào rừng và lần theo những vết khắc từ năm 1932 kia. Những vết
khắc mỗi năm một khép miệng và bong mất vết nhựa. Đã đến lúc phải sửa
lại rồi.

Khi đã tìm thấy vết khắc trên cây, thể nào ta cũng phải dừng lại, lấy tay

vuốt nhẹ lên nó, lên cái màu hổ phách đã đọng trên mình nó. Hoặc ta sẽ cạy
ra một giọt nhựa rắn chắc và ngắm nghía cái chỗ vỡ có những vệt xoáy tròn
như trôn ốc của nó. Ánh nắng đùa giỡn trong đó giống như những ngọn lửa
nhỏ màu vàng.

Ở gần hồ hơn, giữa rừng, bắt đầu có những chỗ trũng sâu hoắm, im lìm,

những cây trăn mọc dày đến nỗi cũng chả ai nghĩ đến việc vào sâu trong
những chỗ trũng ấy làm gì. Chắc ở đấy xưa kia là những hồ nhỏ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.