Ông vạch trần cái mưu mẹo bỉ ổi trong chiến đấu của bọn tướng lĩnh Hà
Lan.
Người Java ăn ở rất sạch sẽ và không chịu nổi nhơ bẩn. Lợi dụng đặc
tính ấy của họ, đám tướng lĩnh Hà Lan tính độc kế.
Quân lính Hà Lan được lệnh ném cứt vào người Java trong khi giao
chiến. Và người Java không run sợ trước lửa đạn bão táp của quân thù
không chịu nổi cái lối đánh nhau đê tiện như vậy, đã phải tháo lui.
Multatuli bị cách chức và bị đuổi về châu Âu.
Mấy năm trời ròng rã ông đòi quốc hội Hà Lan trả lại lẽ công bằng cho
người Java. Đi đâu ông cũng nói tới chuyện đó. Ông viết kiến nghị gửi các
bộ trưởng, trình lên nhà vua.
Nhưng vô ích. Người ta nghe ông, miễn cưỡng và vội vã, cho qua
chuyện. Họ gọi ông là một tên gàn dở nguy hiểm, thậm chí một thằng điên.
Ông không tìm đâu ra việc làm. Gia đình ông đói khổ.
Lúc ấy, theo tiếng gọi của trái tim, nói cách khác, nghe theo cái sứ mệnh
vốn vẫn sống trong lòng ông, tuy trước đó chưa rõ rệt, Multatuli bắt đầu
viết. Ông viết một cuốn tiểu thuyết vạch trần bộ mặt thật của người Hà Lan
trên đảo Java, cuốn Max Havelaar, Hay Là Những Tên Lái Buôn Cà Phê".
Nhưng đó chỉ là lần thử bút đầu tiên. Trong cuốn đó hình như ông chỉ mới
chạm chân vào mảnh đất nghệ thuật văn chương còn chưa vững chắc đối
với ông.
Nhưng bù vào đó, cuốn tiếp "Những Bức Thư Tình" thì lại được viết
bằng một sức mạnh ghê gớm. Lòng tin mãnh liệt vào lẽ phải của mình đã
cho ông sức mạnh đó.
Từng chương trong cuốn sách, lúc thì như tiếng kêu cay đắng của con
người tuyệt vọng hoàn toàn trước nỗi bất công kinh khủng, lúc thì như