BÔNG HUỆ ĐỎ - Trang 26

một con người xuất sắc, một nữ sĩ ngày nay mang lại nhiều vinh quang nhất
cho nước Anh.

Sơmôn ra về. Hết sức ngây thơ, nữ bá tước Mactanh hỏi Pôn Venx có biết vì

sao thường ngày vốn khoan hòa, bà Macmê lại nhìn Sơmôn với thái độ giận dữ
và khinh thị đến thế. Pôn Venx ngạc nhiên thấy nàng không hay biết gì hết.

- Vâng, tôi có hề biết gì đâu! – Nàng bảo.

- Nhưng mối bất hòa giữa Giôdep Sơmôn và Lui Macmê, đến nay vẫn không

ai quên, thưa bà. Nó từng làm xôn xao Viện Hàn lâm trong một thời gian dài và
chỉ chấm dứt sau khi Macmê qua đời. Cho đến khi ra nghĩa địa Lasedơ, người
đồng nghiệp kia vẫn không chịu buông tha ông.

“Ông Macmê tội nghiệp được mai táng đúng hôm tuyết tan. Chúng tôi bị ướt

và rét thấu xương. Đứng bên huyệt, trong sương mù, gió buốt và bùn lầy,
Sơmônche ô đọc một bài diễn từ với những lời lẽ vừa độc ác một cách hí hửng
vừa với vẻ thương hại của kẻ chiến thắng, rồi sau đó lên xe tang mang bài đến
các tòa báo. Một người nạn sơ xuất đưa báo cho bà Macmêxem. Bà ta ngã
xuống bất tỉnh. Chẳng lẽ chưa bao giờ bà nghe nói tới mối bất hòa dễ sợ đó
trong giới

“Nguyên nhân là tiếng nói người Etruyri, đề tài nghiên cứu duy nhất của

Macme. Người ta đặt cho ông ta cái biệt hiệu Macmê Etruyri. Cả ông lẫn
những người khác, không ai biết lấy một từ của thứ tiếng ấy, nó không còn để
lại một vết tích nhỏ nào. Sơmôn luôn luôn nhắc đi nhắc lại với Macmê: “Ông
biết là ông không biết

[10]

tiếng Etruyri chứ ông bạn đồng nghiệp thân mến? Ông

là nhà bác học đáng kính và là bộ óc tài năng ở chỗ đấy”. Bị những lời “ngợi
khen” độc ác ấy chọc tức, Macmê cố học cho được chút ít tiếng Etruyri. Ông
đọc cho các bạn đồng nghiệp ở Viện Hàn làm Văn bia nghe một luận văn về
vai trò của biến cách trong tiếng nói của người Tôxcan ngày trước”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.