Bà Mactanh hỏi biến cách là thế nào.
- Ồ! Thưa bà, nếu tôi giảng giải cái đó thì sẽ rối tinh lên hết. Bà chỉ cần biết
cho là trong bản luận văn ấy, ông Macmê tội nghiệp viện dẫn các văn bản
latinh nhưng viện dẫn sai lệch cả. Trong lúc đó, Sơmôn lại là nhà latinh học
lớn và nhà bi ký học số một của thế giới sau Mônxen
.
Ông ta chê người bạn trẻ tuổi của mình (Macmê lúc đó chưa tới năm mươi)
đọc quá giỏi tiếng Etruyri nhưng lại đọc khá tồi tiếng latinh. Từ đó Macmê
không còn lấy một phút yên ổn. Trong các cuộc họp, ông ta bị chế giễu với một
sự độc ác hí hửng và bị báng bổ tới mức phải phát giận lên mặc dù bản tình
hiền hòa. Còn Sơmôn thì không hận thù. Ðó là đức tính của chủng tộc ông ta.
Ông ta công kích nhưng không giận. Một hôm, trong lúc cùng Rơnăng
và
Oppe
đi lên thang gác Viện Hàn lâm, ông ta gặp Macmê và giơ tay bắt.
Nhưng Macmê không bắt và ni: “Tôi không quen biết ông”. – “Thế ông cho tôi
là một bản văn bia latinh hay sao?” – Sơmôn đáp lại. Chính có phần vì câu nói
đó mà ông Macmê tội nghiệp qua đời. Bây giờ thì bà hiểu vì sao bà Macmê
góa bụa nhìn kẻ thù với ánh mắt ghê tởm rồi chứ? Bà ta luôn luôn ấp ủ kỷ niệm
về người chồng quá cố.
- tôi đã mời họ cùng ăn tối và để họ ngồi cạnh nhau!
- Thưa bà, như thế không có gì phi đạo lý, nhưng độc ác đấy.
- Ông bạn thân mến, có thể tôi làm ông phật ý, nhưng nếu nhất thiết phải
chọn lựa thì tôi thà chọn cái phi đạo lý, chứ không làm điều độc ác.
Một người trẻ tuổi, cao, gầy, da mặt màu nâu, để ria mép dài, bước vào, gập
mình xuống cúi chào:
- Ông Venx, tôi nghĩ là ông biết ông Lơ Mênin.