BÔNG SEN VÀNG - Trang 20

Chị cử Sắc khe khẽ đặt mình xuống giường. Bóng trăng nghiêng như giải

lụa vàng giăng ngang cửa sổ. Qua ánh trăng trong, chị nhìn lờ mờ những
cành cây nhún nhảy, bóng vờn trên sân vắng lặng. Sự vắng lặng đêm hè
chốn kinh đô đã khơi gợi niềm nhớ quê... Hình ảnh người mẹ già, cụ Hoàng
Xuân Đường, hình ảnh của con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh, cô em gái
Hoàng Thị An cứ lởn vởn trước vừng trán chị, rồi xa dần, lẫn vào tiếng
chồng đang kể chuyện cho hai con ở gian bên mà lại nhập vào tâm trí chị:

-... Tự Đức, một ông vua thuộc hàng nhiều chữ nhất của triều Nguyễn.

Nhưng ông đã tự thú trong văn bia của ông ở Khiêm Lăng về tội để mất
nước, các con ạ. Chính ông, dưới thời ông trị vì mà những ba lần làm văn
bản bán nước. Lần đầu ký văn bản cắt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Tây
dương vào năm Nhâm Tuất (1862). Năm Giáp Tuất (1874) lại làm giấy bán
toàn bộ Nam Kỳ. Năm Quí Mùi (1883) làm giấy bán cả nước ta cho người
Tây dương, năm ấy đức vua băng hà (chết). Năm Giáp Thân (1884) triều
đình làm giấy bán tiếp, bán đoạn nước ta cho Tây dương gọi là hiệp ước
Giáp Thân.

- Mẹ sinh chị Thanh năm đó, cha nhể? - Côn hỏi.
Khiêm rầy em:
- Cha đang nói chuyện hệ trọng, em lại đá gà cái chuyện mẹ sinh, nỏ ăn

nhập chi hết cả.

- Ơ kìa, anh tưởng chỉ có việc vua Tự Đức chết là hệ trọng, còn việc mẹ

ta sinh con không hệ trọng à?

- Em nói việc mẹ ta sinh thì hệ trọng cái nỗi chi nào?
Anh cử Sắc lặng thinh cho hai con tranh cãi để biết khiếu lập ngôn của

con. Chị cử Sắc nằm trong giường thì bấm bụng cười thầm. Côn nằm cạnh
cha, níu lấy cánh tay cha, hỏi gặng:

- Anh Khiêm biểu việc mẹ sinh không có chi là hệ trọng, vua chết mới là

việc hệ trọng. Riêng con thì vua chết là hết phận sự, chỉ còn lại tai tiếng hay
danh thơm. Còn mẹ sinh ra các con để có thêm người, lớn lên lo việc nước,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.