- Con được nằm nghe chuyện thì nhớ hơn là ngồi, cha ạ.
- Ừ, thì con nằm bên cha đây.
- Con nằm bên cha mà được gối đầu lên đùi cha thì nghe chuyện càng
thích thú, chóng thuộc chuyện...
- Vẽ chuyện - Khiêm giễu em - Đầu em nặng làm mỏi đùi cha. Ích chi
việc gối đùi?
- Cũng được, em nó thích vậy, cha chiều. Côn nằm gối đầu lên đùi cha.
Khiêm ngồi tựa lưng vào vách. Hai anh em mắt đầy mơ màng lắng cả tâm
hồn ngây thơ vào dòng suối chuyện của cha:
- Vua Tự Đức không có con, ngài chọn một số cháu làm con nuôi, như
Ưng Chân, Ưng Đăng, Ưng Kỷ. Trước ngày đức vua băng hà, tức ngày 14
tháng 6 năm Quí Mùi (1883) đức vua triệu các đại thần viện Cơ mật là Tôn
Thất Thuyết, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường vào chầu. Tự Đức ký
và trao Di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, người con nuôi mà Tự Đức
yêu mến nhất. Ưng Chân vốn là con thứ hai của Hồng Y. Ông Hồng Y là
em trai thứ tư của Tự Đức, được Tự Đức phong làm Kiến Thụy công.
Trước đó, năm Kỷ Tỵ (1869) vua công bố dạo dụ chọn Ưng Chân làm
hoàng tử kế vị và phong làm Thụy quốc công Dục Đức. Năm ấy, Dục Đức
tròn mười tám tuổi. Dục Đức là phụ hoàng của Đức vua Thành Thái ngày
nay đó, các con ạ.
- Sao không gọi là Thái Thượng hoàng, thưa cha? - Khiêm hỏi.
- Vua cha truyền ngôi cho con thì lên chức Thái Thượng hoàng. Ông vua
nào không được truyền ngôi cho con lúc còn sống thì gọi là phụ hoàng,
nghĩa là cha của vua. Tiếc thay vua Dục Đức ở ngôi chỉ có ba ngày, đây là
ông vua ngắn đời nhất của lịch sử nước ta. Bởi lẽ, vua Tự Đức biết một số
tính tình không hay của thái tử Dục Đức, và ghi rõ vào di chiếu truyền ngôi
để Dục Đức biết mà sửa, các quan trọng thần biết mà giúp vua ngăn ngừa.
Nhưng, Dục Đức e ngại đoạn văn đó trong Di chiếu, ông mật bàn với các
phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường
sẽ không đọc đoạn văn nói lên nhược điểm của mình trước triều đình trong