lễ đăng quang. Bề ngoại các phụ chánh đều ưng thuận, bên trong lập mưu
hạ bệ Dục Đức bằng cái cớ này để đưa em trai Tự Đức là Hồng Dật lên
ngôi. Quả nhiên lúc vua Dục Đức cho đọc di chiếu của vua Tự Đức đã
không cho đọc đoan văn nhận xét một số tính tình không hay về ông. Phụ
chánh đại thần Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường... đứng lên phát giác.
Phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết hạ lênh bắt ngay vua Dục Đức đưa đi
giam tạm ở viện Thái y, sau chuyển sang ngục Thừa Thiên và ông bị chết
đói trong nhà ngục ngày mồng 6 tháng 9 năm Giáp Thân (24/10/1884). Vợ
con ông cũng đều bị bắt giam. Ngay tại lễ thiết triều, quan Ngự sử Phan
Đình Phùng đứng lên phản đối việc bắt vua Dục Đức hạ ngục. Ông cho
rằng: Vua Dục Đức dấu triều đình về những điều viết xấu về mình trong Di
chiêu chưa đáng tội phải hạ ngục. Vua có làm điều gì sai thì giúp vua sửa
mình. Việc bé chớ xé thành to mà gây ra thù oán, hiểm họa. Vận nước đang
nghiêng ngả, giặc Tây dương đã nuốt gần hết giang sơn, kinh đô đang bị
giặc uy hiếp mà trong triều, vua tôi không thuận thì khác nào tự mở cửa
Thành mời giặc vô ngự trị! Các con ơi! tiếng nói của quan Ngự sử là tiếng
nói can gián đừng làm điều có hại đến việc lớn mà ông cũng bị bắt ngay
buổi thiết triều.
Ba cha con anh cử Sắc chìm giữa im lặng, chị cử Sắc chăng sợi lên
khung cửi ở trong buồng vẫn chăm chú nghe tiếng chồng lúc to, lúc nhỏ,
bổng trầm và thấm đau từng lời.
- Quan Phan Đình Phùng đã bị bắt ngày ấy sao hiện đang cầm quân đánh
Tây ở quê ta, hả cha? - Côn hỏi.
- Ông bị bắt giam một thời gian ngắn. Sau được cho về quê vì ông đỗ
đầu thi Đình, gọi là Đình nguyên. Triều đình ai cũng kính nể ông. Một ông
quan thanh liêm, nổi tiếng về khoa bảng. Ngày vua Hàm Nghi xuống Chiếu
Cần Vương, ông hưởng ứng lập đội quân kháng chiến, tại rừng núi quê ta,
con ạ.
- Vua Hàm Nghi là do quan Đình (Phan Đình Phùng) đưa lên ngôi, hở
cha? - Khiêm sốt ruột hỏi.
- Để cha kể có đầu có đuôi, nghe tắt quãng đâu có hay hở anh?