khi lên ngôi vua liền mất hết liêm sỉ. Người đã mất liêm sỉ thì làm gì còn có
quốc sỉ? Ngồi trên ngôi cao thì đức tài phải cao, nhân cách phải lớn. Nếu
không, cái ngôi thiên tử là nơi hạ tử của những kẻ bất nhân vô đạo khoác
danh sang trọng để lam điều dâm bao. Đồng Khánh tuy là anh Vua Hàm
Nghi, nhưng Đồng Khánh là loại "vua tự khai tử trên ngôi thiên tử". Ông ta
vừa gửi "Quốc thư" hàm ơn "Mẫu quốc" cho Tổng thống nước Pháp, vừa
xuống dụ xóa hết các quan tước và tịch biên toàn bộ gia tài của quan thân
thần Tôn Thất Thuyết. Đồng Khánh lại còn ra dụ xóa tên cha con Tôn Thất
Thuyết trong số Tôn nhân, đổi sang họ Lê, họ của mẫu thân Tôn Thất
Thuyết. Và Đồng Khánh lệnh cho truy nã cha con Tôn Thất Thuyết về
kinh. Ông ta còn ấm ức một nỗi nữa là: Lên ngôi báu mà không có ấn vàng
"Ngự Tiền Chi Bảo". Vì Vua Hàm Nghi đã mang theo rồi. Ông ta liền cho
đúc ngay một ấn khác. Rồi sang xin với Tam cung thừa nhận và nhờ Tam
cung viết thư vận động Hàm Nghi trở về kinh đô Huế. Tam cung đã cùng
với ông ta viết chung một "Ngọc thư" đóng ấn vàng Từ Dũ và ấn mới của
Đồng Khánh gửi - Vua hàm Nghi có nhận được và phúc đáp Đồng Khánh.
Thư phúc đáp có đoạn viết: "...Vì cùng máu mủ mà giữ tình anh em,còn về
vương đạo thì Trẫm là hàng Tiên đế, huynh tuy đang ở ngôi nhưng chẳng
phải người kế nghiệp của Trẫm, của giang sơn gấm vóc bốn ngàn năm xây
đắp. Ngôi của huynh ngự trên ngọn súng đại bác của đám quỷ trắng lấy chi
làm báu mà vời Trẫm về làm thần của huynh? Trẫm là giòng dõi Tiên Rồng
thì vĩnh viễn thuộc về dòng giống Tiên Rồng..."
Khiêm và Côn tỏ vẻ khoái trá về phong độ của Đức Vua Hàm Nghi.
Khiêm nói:
- Chả lẽ con khen "phò mã tốt áo", Vua Hàm Nghi thiệt đáng khâm phục,
cha ạ.
- Con còn thấy sự tài giỏi trong việc chọn đấng minh quân của quan thân
thần, cha ạ. - Côn tiếp lời anh.
- Phải, phải lắm - Anh Sắc mở rộng lời nhận xét của bé Côn - Ưng Đăng
là anh, Ưng Lịch là em. Thường thường ai cũng nghĩ anh lớn tuổi mà hơn
cả chục tuổi thì phải khôn phải giỏi hơn em. Vậy mà quan thân thần đã